5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

logo
EN

5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020
Ngày đăng: 26/01/2021 5940 Lượt xem

    Năm 2020 đã đi qua để lại bao tổn thương cho nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. Nhờ những nỗ lực phi thường, Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn bởi đại dịch nhưng mọi mặt từ đời sống đến kinh tế - xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng cũng đã trải qua nhiều tháng bị đảo lộn. Ngành thủy sản Việt Nam cũng nằm trong chuỗi ảnh hưởng liên hoàn đó. Khó khăn liên tiếp từ các thị trường XK chính, thiên tai ảnh hưởng khiến cả người nuôi và doanh nghiệp thấp thỏm lo âu về bài toán duy trì “sự sống còn”. Kết thúc năm, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Có thể nói, kết quả này phản ánh sự cố gắng quên mệt mỏi của các doanh nghiệp thủy sản trong bối cảnh khủng hoảng.

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.

    1. Thủy sản Việt Nam một năm “chao đảo” vì Covid-19

    Hoạt động XK thủy sản Việt Nam rơi vào “khủng hoảng” nhất vào quý 1 đầu năm 2020 khi dịch bệnh corona bùng phát. Tỷ lệ đơn hàng được giao theo hợp đồng đã kí chỉ chiếm 30-50%. Kể từ tháng 4 khi đại dịch lan rộng tại EU, nhiều quốc gia buộc phải ban lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội thì hàng loạt khách yêu cầu hoãn giao hoặc hủy đơn hàng. Kéo theo đó, các chuyến tàu bị trì hoãn hoặc hủy chuyến do các hãng tàu cắt giảm chuyến, thay đổi hành trình và cảng đến, NK, thông quan hàng hóa ở các cảng biển ùn ứ gây thiếu container. Cho tới tận đầu quý 4/2020, hoạt động XK sang các thị trường lớn mới dần ổn định trở lại. Cả một năm, các DN XK thủy sản loay hoay với bài toán giảm thiểu tối đa thiệt hại và duy trì sự sống còn, chia sẻ khó khăn cùng bạn hàng.

    2. Xuất khẩu cá tra trái ngược với kỳ vọng

    Cuối năm 2019, VASEP đưa ra dự báo lạc quan về việc XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc, Mỹ, ASEAN trong năm 2020 có thể đạt tăng trưởng dương hai con số. Tuy nhiên, ngay kể từ đầu năm khi các nhà máy chế biến thủy sản của Trung Quốc - Hồng Kông nghỉ tết quá dài do Covid-19 thì XK cá tra sang thị trường này cũng vì thế mà gián đoạn. Đây vốn là thị trường XK cá tra lớn nhất của các DN cá tra Việt Nam. Bước sang quý 2/2020, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc quay trở lại, hoạt động XNK cũng bắt đầu bình thường khi Bắc Kinh không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào trong 56 ngày liên tục nhưng ngay sau đó chưa đầy 1 tháng, XK cá tra sang Trung Quốc tiếp tục chậm lại và ách tắc vì cửa khẩu Trung Quốc ngưng hoạt động với lý do lo sợ virus corona lây lan từ thủy sản NK ra cộng đồng. Năm 2020, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông (thị trường XK lớn nhất) đạt 514,8 triệu USD, giảm 22,3% so với năm trước. Các thị trường XK lớn khác, giá trị XK cũng giảm như: Mỹ giảm 14,4%; ASEAN giảm 31,3%, EU giảm 31,1% so với năm 2019.

    3. Các FTA tạo lực đẩy cho thủy sản đi các thị trường

    Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA, trong đó năm 2020 có hai hiệp định mới được ký và đưa vào thực thi là Hiệp định EVFTA và RCEP. Mới nhất, vào ngày 29/12/2020, Việt Nam đã ký kết hiệp định UKVFTA.

    Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực. 220 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó thuế cao từ 6 - 22% sẽ về 0% kể từ ngày này. Trong đó, một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0%. Kết thúc  năm 2020, EU là thị trường XK thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Kông). Sau gần nửa năm hiệp định này đi vào cuộc sống trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn đang tác động nặng nề lên hầu hết các nền kinh tế châu Âu thì XK thủy sản sang EU tăng nhẹ ở một số mặt hàng như: tôm tăng 6,1%; cá ngừ tăng 2,4%.

    Năm 2020, XK thủy sản sang thị trường Anh rất tích cực. Trong đó thị trường Anh là điểm sáng rực rỡ nhất trên bức tranh XK cá tra Việt Nam. Kết thúc năm tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường này đạt 344,6 triệu USD, tăng 22,8%. Trong đó, giá trị XK tôm sang Anh tăng 20,1% và XK cá tra sang Anh tăng 30,1% so với năm 2019. Nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn nữa trong thời gian tới, dự báo, XK thủy sản sang EU và Anh sẽ dần được cải thiện và tăng trưởng tốt hơn.

    4. Lũ lụt nặng ở miền Trung ảnh hưởng tới các nhà máy chế biến hải sản

    Có thể nói, năm 2020 là một năm đáng nhớ cũng bởi năm này có nhiều sự cố thiên tai và dịch bệnh bất thường. Trong đó, giữ tháng 9 tới tháng 11, có tới 5 trận bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra liên tiếp trên biển Đông gây mưa lớn trong nhiều ngày tại các tỉnh miền Trung. Lũ lên cao gây ngập lụt nên diện rộng làm chia cắt nhiều vùng dân cư, giao thông bị cô lập, toàn bộ hoạt động khai thác, chế biến của ngư dân, các nhà máy chế biến thủy sản của miền Trung phải ngừng hoạt động. Hàng ngàn ha mặt nuôi trồng thủy sản bị mất trắng.

    Trước tình hình này, ngày 16/10/2020, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Thư ngỏ kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp thủy sản và các cá nhân chung tay đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn do bị bão lụt. Đây là hành động thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp VASEP cùng tấm lòng hướng về khúc ruột miền Trung và ủng hộ đồng bào trong cơn hoạn nạn. Ngay sau khi phát động chương trình, VASEP đã nhận được đóng góp của các DN hội viên, tổ chức, cá nhân, cán bộ công nhân viên các DN thủy sản nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào bão lụt. Ngoài ra, VASEP cũng gửi lời hỏi thăm và động viên tới các DN hội viên không may bị gián đoạn sản xuất vì bão lũ.

    5. Xuất khẩu tôm biến “nguy” thành “cơ

    Năm 2020, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 8,41 tỷ USD, giảm 1,9%. Đây là nỗ lực rất lớn của các DN thủy sản trong năm nay. Trong đó, riêng giá trị XK tôm đạt 3,73 tỷ USD, chiếm 44,3% tổng giá trị XK của toàn ngành, tăng 11% so với năm 2019.

    Đầu năm vừa qua, virút corona bùng phát đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và thương mại tôm toàn cầu, nguồn cung dư và giá thấp. Nhưng trong nguy có cơ cho ngành tôm Việt Nam khi một số nguồn cung tôm lớn trên thế giới như: Ecuador, Ấn Độ, Indonesia,Thái Lan… bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh, sản xuất trong nước bị ngưng trệ. Cho tới nay, các DN tôm của những nước này vẫn đang gồng mình chống chọi với dịch bệnh nên tôm Việt Nam có sức cạnh tranh hơn.

    Nguồn Vasep

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline