Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

logo
EN

Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra
Ngày đăng: 27/05/2020 6773 Lượt xem

    Thua lỗ đủ bề

    Theo Tổng cục Thủy sản, 3 tháng đầu năm 2020, cả nước đã sản xuất được 4,5 tỷ con cá tra bột (bằng cùng kỳ năm 2019); giá cá tra giống thời điểm hiện tại dao động trong khoảng 23.000 - 24.000 đồng/kg đối với cá cỡ 70 con/kg (giảm 50% so cùng kỳ năm trước), khoảng 20.000 - 22.000 đồng/kg đối với cá cỡ 30 con/kg, giảm 31%. 4 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi cá tra lũy kế ước đạt 3.907 ha, bằng 95,43% cùng kỳ 2019; sản lượng ước 322.364 tấn, bằng 88,15%. Giá cá tra thương phẩm hiện chỉ còn mức 18.500 - 19.000 đồng/kg, bằng 78%.

    Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết dịch COVID-19 đã tác động đến kinh tế toàn cầu do việc hạn chế các hoạt động buôn bán, trao đổi qua biên giới, do phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh đối với tàu hàng khi cập cảng; nhiều cửa hàng, nhà hàng phải đóng cửa vì lo ngại dịch bệnh... làm cho nhu cầu thực phẩm giảm. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến hết tháng 3/2020 đạt 334 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2019”.

    Ảnh minh họa

    Còn ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho rằng trong bối cảnh chung của dịch COVID-19, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại ngành hàng cá tra gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi suất. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, lượng hàng còn tồn đọng trong kho tăng mạnh, các kho lạnh của doanh nghiệp đều đầy, nhiều doanh nghiệp phải thuê kho lạnh để chứa hàng hoặc trang bị thêm các kho lạnh mới.

    Ngoài ra, theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nguyên nhân còn là do tình hình liên kết giữa sản xuất (hộ nuôi cá tra) và tiêu thụ (doanh nghiệp thu mua cá tra) chưa gắn kết, còn mang tính thời vụ; việc chia sẻ lợi nhuận và rủi ro không hài hòa giữa các bên tham gia chuỗi liên kết, thiếu tính bền vững. Đặc biệt sự tác động rõ nhất là khi có biến động thị trường cung - cầu sản phẩm cá tra xuất khẩu; hay việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL chưa đồng bộ.

    Định vị lại toàn ngành

    Đại diện VASEP cho rằng, cá tra vốn là ngành có thế mạnh, nền tảng, nếu để trượt dốc thì sẽ dễ mất đi những lợi thế khi mà các ngành hàng nông nghiệp khác đang phải chật vật tìm kiếm. Dịch COVID-19 xuất hiện ở hầu hết các thị trường trọng điểm tiêu thụ cá tra của Việt Nam, việc đứt gãy là do thị trường bị phong tỏa, giãn cách nên các hệ thống nhà hàng, hệ thống bán lẻ bị co lại đột ngột. Cùng đó, những hợp đồng dang dở cũng có hiện tượng tương tự như vậy. Điều này khiến khâu tiêu thụ cá tra bị chững lại, với tỷ trọng quý I/2020 khoảng 28 - 29%.

    Theo dự báo, cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 nên cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chúng ta tự hào vì Việt Nam đã hình thành một ngành kinh tế về con cá tra. Xuất khẩu tới 119 nước và mang lại 2 tỷ USD/năm và giúp phát huy tiềm năng lợi thế của một vùng châu thổ. Tuy nhiên còn những hạn chế cần phải khắc phục để đưa ngành hàng phát triển bền vững”.

    Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới cần tập trung vào các thị trường trọng điểm: Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản… và mở các thị trường tiềm năng mới; đặc biệt, phải chú ý phát triển thị trường nội địa.

    Hiện, giá cá tra nguyên liệu đang thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 3.000 đồng/kg, nông dân nuôi cầm chừng còn nhà máy thì tăng cường dự trữ; bão COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, cá tra Việt Nam cũng đón tin vui là kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã giảm, đây là một tín hiệu tốt, nhưng nếu muốn giữ vị trí trên thế giới cần phải định vị lại cả ngành cá tra từ các khâu đầu tiên.

    >> Trong tháng 6, Bộ sẽ mời đại diện hiệp hội ngành hàng, các công ty lớn làm việc với các tập đoàn phân phối để tập trung phát triển thị trường trong nước. Bộ NN&PTNT cam kết sẽ đồng hành cùng địa phương, các ngành hàng, doanh nghiệp, người dân trong việc đẩy mạnh phát triển ngành hàng cá tra.  

    Nguồn Thủy sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
    19/11/2020
    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.
    18/11/2020
    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Việt Nam hiện đang có hơn 130 doanh nghiệp tích cực xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
    16/11/2020
    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11/2020 tại thị trường miền Bắc chủ yếu đi ngang, biến động trái chiều ở vài nơi. Trong khi, giá heo hơi miền Trung đang giảm nhẹ.
    10/11/2020
    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối tôm nuôi rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn được tính thủ công, độ chính xác thấp và dễ gây stress cho tôm.
    10/11/2020
    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.
    09/11/2020
    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:
    09/11/2020
    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
    06/11/2020
    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
    06/11/2020
    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng
    05/11/2020
    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
    05/11/2020
    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Thời tiết khí hậu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nông nghiệp, bao gồm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên người nuôi chỉ quan tâm nhiều đến nhiệt độ mà bỏ qua sự gây hại của các diễn biến thời tiết khác.
    04/11/2020
    Zalo
    Hotline