Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

logo
EN

Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 05/06/2019 8599 Lượt xem

    PGS.TS. Nguyễn Văn Hòa, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

    Bio-flocculation hay viết tắt là bio-floc (bông cặn sinh học) được nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian gần đây (Conquest and Tacon, 2006), bio-floc là phức hệ bao gồm: phiêu sinh vật, vi khuẩn dị dưỡng, nguyên sinh động vật, giun tròn, vi tảo, mùn bã hữu cơ; chúng thường chiếm 35-50% hàm lượng đạm, 0,6-12% chất béo và 21-32% trọng lượng tro; theo Avnimelech (2006) bio-floc bao gồm các loại amino-acids thiết yếu, vitamins và khoáng vi lượng để bổ sung trong thức ăn thủy sản. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của bio-floc theo Kuhn et al., (2009) thể hiện trong Bảng 1:

    Bảng 1: Thành phần sinh hóa của bio-floc (theo Kuhn et al., 2009)

    Thành phần sinh hóa

    Hàm lượng

    g/100g

    Đạm thô (crude protein)

    49,0±1,5

    Chất bột, đường (carbohydrate)

    36,4±0,9

    Tro, khoáng (ash)

    13,4±0,6

    Mỡ thô (crude fat)

    1,13±0,09

    Xơ thô (crude fiber

    12,6±0,1

    Ca (calcium)

    1,28±0,07

    P (phosphorus)

    1,29±0,08

    Na (sodium)

    1,27±0,03

    K (potassium)

    0,75±0,03

    Mg (magnesium

    0,41±0,05

     

    mg/kg

    Kẽm (zinc)

    181±1

    Đồng (copper)

    92,5±3,0

    Mn (manganese)

    35,0±0,5

                  Chất bột, đường = 100 – (tro + đạm thô + mỡ thô + ẩm độ)

    Ích lợi chính của việc ứng dụng công nghệ bio-floc (Hình 1) là tiết giảm được hàm lượng NH3 và NO3- sản sinh trong môi trường nuôi tôm cá, nên có thể giảm thiểu việc sử dụng hệ thống lọc sinh học  để xử lý môi trường nước (Avnimelech, 2006).  Để duy trì bio-floc trong hệ thống nuôi thường người ta sử dụng các nguồn cacbon rẻ tiền (mật đường, các loại bột, cám gạo…) để duy trì tỉ lệ C/N trong khoảng 20/1 (Animelech, 2009).

     

      

    Với hiệu quả thiết thực, công nghệ bio-floc đã được ứng dụng trong quy trình nuôi các đối tượng nước lợ mặn như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi (Avnimelech, 2005, 2006; Crab et al., 2009), tôm sú (Wasielesky et al., 2006), đều cho thấy lợi ích kiểm soát các yếu tố môi trường, các nghiên cứu chỉ ra khả năng làm giảm thấp hàm lượng TAN xuống 0,01 mg/L, thấp hơn gấp nhiều lần so với các hệ thống nuôi thông thường (0,5-3,0 mg/L); bổ sung nguồn thức ăn có giá trị từ bio-floc và kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng sau khi bổ sung nguồn bột/đường vào môi trường nuôi đã thúc đẩy việc sản xuất nguồn đạm vi khuẩn làm thức ăn cho tôm nuôi, nhờ đó làm giảm nguồn đạm trong thức ăn từ 40% xuống 25% mà không ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. Thực tế khả năng sử dụng bio-floc làm thức ăn tùy thuộc tập tính dinh dưỡng của từng loài, giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, kích cỡ hạt bio-floc cùng mật độ hạt bio-floc trong môi trường nuôi. Ưu điểm chính của công nghệ bio-floc là giảm thay nước và không cần hệ thống xử lý nước phụ trợ (bên ngoài) cho hệ thống nuôi, công nghệ này có thể áp dụng cho các quy trình nuôi thâm canh hoặc quảng canh, giúp tăng năng suất lên 5-10%, tăng trọng của tôm nuôi cao hơn hệ thống thông thường, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp, dao động từ 1-1,3 và chi phí sản xuất giảm 15-20%, mặt khác vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống còn được quy cho có khả năng kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi và các kết quả nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự hiện diện của chất poly-β-hydroxybutyrate (PHB) trong bio-floc và với sự hiện diện của PHB cho thấy khả năng làm giảm tác hại của vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản (Defoirdt et al., 2007; Halet et al., 2007 trích dẫn theo Crab et al., 2007). Tuy vậy việc ứng dụng công nghệ bio-floc đòi hỏi hệ thống nuôi phải trang bị sục khí với công suất 28 HP/ha, hệ thống ao nuôi cần trải bạt (HDPE), người nuôi cần được tập huấn đầy đủ các kỹ thuật để vận hành hệ thống có hiệu quả.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    - TS. Nguyễn Văn Triều - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ -
    02/03/2021
    Một số đặc điểm của vi khuẩn quang dưỡng (VKQD) tía không lưu huỳnh và ứng dụng trong NTTS
    01/03/2021
    Vai Trò Của Axít Folic Và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Vai Trò Của Axít Folic Và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
    08/01/2021
    Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Kim Văn Vạn - Trưởng Bộ môn NTTS - ĐH Nông nghiệp Hà Nội
    31/12/2020
    Ứng dụng các chủng vi sinh Bacillus.sp đối kháng (antagonistic strains) kiểm soát vi khuẩn gây bệnh

    Ứng dụng các chủng vi sinh Bacillus.sp đối kháng (antagonistic strains) kiểm soát vi khuẩn gây bệnh

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    11/12/2020
    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    PGS.TS Từ Thanh Dung- Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    09/12/2020
    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy Sản - Đại Học Nông Lâm TPHCM
    12/11/2020
    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    PGS.TS. Lam Mỹ Lan - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ
    02/09/2020
    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
    14/08/2020
    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    ThS. Nguyễn Kiều Diễm - Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Cà Mau
    22/07/2020
    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Như Trí, Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
    17/07/2020
    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    10/07/2020
    Zalo
    Hotline