Cá giống vào mùa kinh doanh

logo
EN

Cá giống vào mùa kinh doanh
Ngày đăng: 22/07/2020 17024 Lượt xem

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.

    Sức mua tăng

    Ông Tăng Thanh Tùng, chủ cơ sở cá giống Tùng ở  xã Tân Thới, huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ, cho biết: “Hiện sức tiêu thụ nhiều loại cá tại cơ sở của tôi đã tăng ít nhất từ 10-20% so với  tháng trước. Sức mua tăng tập trung ở các loại cá để nuôi trong ao, mương như: tai tượng, cá trê, cá sặc rằn, cá vồ đém, cá chim trắng... Riêng sức mua các loại cá trắng để nuôi trên ruộng lúa như: cá mè, chép... còn chậm do lũ chưa về, ruộng chưa đủ nước để thả nuôi”.

     

    Ông Lê Thái Nguyên, chủ cơ sở cá giống Nguyên ở xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cũng cho biết: “Nhu cầu nhiều loại cá giống đã tăng khoảng 20% so với tháng trước, nhất là các loại cá đang có đầu ra thuận lợi như: tai tượng, sặc rằn, cá hường... Ngoài ra, các loại cá trê giống cũng bán rất chạy do cá tra bị rớt giá, nhiều người đã chuyển bớt các ao nuôi cá tra xuất khẩu sang nuôi cá trê và những loại cá dễ nuôi, có đầu ra tốt hơn”.

     

    Ông Nguyễn Văn Dũng ngụ xã Trường Long, huyện Phong Ðiền, cho biết: “Tận dụng các mương trong vườn cây ăn trái, các loại rau quả, cây cỏ trong vườn có thể làm thức ăn cho cá và nguồn nước đảm bảo đầy đủ trong mùa mưa, tôi vừa mua 500 con cá tai tượng và 6kg cá giống chim trắng và trắm cỏ về thả nuôi. Cá nuôi lớn, có thể bán kiếm thêm thu nhập, hoặc làm nguồn thực phẩm hằng ngày, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình...”.

     

    Ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ ấp Thới Hữu, xã Ðông Hiệp, đã làm vèo trên con kênh trước cửa nhà thả nuôi hơn 1.500 con cá lóc, chuẩn bị đón lũ, tận dụng các loại cua ốc và cá bổi đánh bắt tự nhiên để làm nguồn thức ăn nuôi cá.

     

    Ông Hùng cho biết: Hiện nước lũ chưa về, nguồn cá bổi và cua ốc trong tự nhiên ít nhưng do cá mới thả nuôi nhu cầu thức ăn chưa nhiều nên ông vẫn xoay xở được. Thả nuôi cá sớm đón lũ có thuận lợi nhờ giá cá giống rẻ nên giảm được một phần chi phí. Những năm qua, cũng nhờ nuôi cá lóc vèo, gia đình ông có thể kiếm lời từ 10-20 triệu đồng/vụ nuôi trong mùa lũ.

    Giá vẫn bình ổn

    Hiện nay, phần lớn các loại cá giống  giá bình ổn so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước, giá một số loại cá giống như: cá rô, chép, mè, thát lát... có giảm nhẹ khoảng 5.000-10.000 đồng/kg hoặc 100-200 đồng/con do nguồn cung dồi dào và ảnh hưởng bởi giá cá thương phẩm (cá thịt) giảm. Ðặc biệt, giá cá tra giống đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước và gần đây chỉ còn ở mức 15.000-18.000 đồng/kg (loại 30-35 con/kg) do giá cá tra thịt giảm thấp trong hơn 6 tháng qua, khiến nhiều người nuôi cá tra bị lỗ vốn nặng.

     

    Riêng cá hường và cá sặc rằn giống hiện giá có tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với tháng trước do sức mua tăng mạnh và nguồn cung vào thời điểm hiện tại có phần hạn chế vì ít cơ sở sản xuất loại cá giống này hoặc sản xuất không đạt.

     

    Ðể đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nhiều cơ sở cá giống tại TP Cần Thơ đang tăng cường sản xuất và nhập thêm nguồn cá giống từ các tỉnh lân cận ở vùng ÐBSCL như: Vĩnh Long, Ðồng Tháp và An Giang.

     

    Tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống ở TP Cần Thơ, các loại cá giống như: cá rô phi, chép mè hoa, mè vinh, trắm cỏ, cá rô, rô phi, trê lai (loại 120-150 con/kg) có giá 45.000-70.000 đồng/kg. Giá cá hường giống, trê vàng (loại 150-200 con/kg) giá 80.000-85.000 đồng/kg; sặc rằn 90.000-110.000 đồng/kg. Cá lóc (cỡ lồng 8-10) có giá 600-700 đồng/con; cá thát lát (lồng 12-14) có giá khoảng 2.000-2.400 đồng/con; cá tai tượng (cỡ lồng 14-16) từ 1.500-1.800 đồng/con; cá hô 15.000-16.000 đồng/con (lồng 12-14), cá vồ đém 800-1.000 đồng/con, cá lăng nha 3.000-4.000 đồng/con...

     

    Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống ở TP Cần Thơ cho biết, hiện nguồn cung các loại cá dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Ðình Bưởi, chủ cơ sở cá giống Hồng Nhung ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, sức mua cá giống đang tăng so với các tháng trước nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Tới đây, khi bước vào mùa lũ, sức mua nhiều loại cá giống được dự báo còn tăng mạnh, nhưng nhiều khả năng giá sẽ ít biến động bởi nguồn cung đảm bảo và có sự cạnh tranh giữa người bán. Ðể đảm bảo hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, người dân cũng nên cân nhắc, chọn mua các loại cá có đầu ra tốt và giá con giống ở mức phù  hợp.

     

    Cá tra là đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt chủ lực tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ÐBSCL, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho rất nhiều lao động. Tuy nhiên, hiện giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu, cá tra giống tiếp tục ở mức thấp và tiêu thụ chậm nên nhiều cơ sở sản xuất cá tra giống phải chuyển sang sản xuất các loại cá giống và thủy sản có giá cả đầu ra tốt hơn. Ðiều này góp phần làm nguồn cung con giống của nhiều loại cá nuôi nước ngọt tăng.

    Nguồn Báo Cần Thơ

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline