Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

logo
EN

Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa
Ngày đăng: 19/11/2020 15242 Lượt xem

    cá tra giống

    Sự thâm canh cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao.

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

    Sự thâm canh của ngành cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao ở cả giai đoạn ương và nuôi. Các phương pháp quản lý sức khỏe cá nuôi hiện tại không đủ khả năng để giảm thiểu hoặc kiểm soát mức độ phổ biến của bệnh, dẫn đến phúc lợi cá, năng suất hoặc hiệu quả dưới mức tối ưu. 

    Các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trong nuôi cá tra là: bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri (75%), bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila (60%), bệnh ký sinh trùng (48%), bệnh nấm saprolegniasis (19%), hội chứng gan và mang nhợt nhạt (17%), thối đuôi (14%) và bệnh trương bóng hơi (3%).

    Hầu hết nông dân cho biết có nhiều bệnh xảy ra cùng một lúc trong quá trình nuôi, thường gặp nhất là “bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila”, “bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh ký sinh trùng”, “bệnh ký sinh trùng và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila” và“ bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila và bệnh ký sinh trùng”. Sự đồng nhiễm có thể dẫn đến tử vong cao hơn so với nhiễm đơn lẻ, do đó điều quan trọng là phải nhận biết được sự đồng nhiễm. Điều này đã được chứng minh trong một thử nghiệm tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể ở những cá tiếp xúc với vi khuẩn (E. ictaluri) và sau đó bị nhiễm ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (71,1%) so với các trường hợp chỉ nhiễm E. ictaluri đơn lẻ (26,7%) hoặc I. multifiliis chỉ là (28,9%).

    A: ao ương cá tra ở ĐBSCL; B: trùng bánh xe Trichodina trong mang cá; C: nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Aeromonas: xuất huyết; D: bệnh thối đuôi: mảng trắng trên da; E: BNP: đốm trắng trên gan và lá lách; F: hội chứng mang và gan nhợt nhạt của cá bị nhiễm bệnh.

    Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Trichodina ở cả ba giai đoạn ương là: 41,8% ở ấu trùng (0-20 ngày), 41,6% ở cá bột (21-30 ngày) và 58,7% ở cá giống (40-90 ngày). Nghiên cứu này đã phát hiện một tỷ lệ nhiễm cao vi khuẩn E. ictaluri (44,4% ở ấu trùng, 40% ở cá con và 35% ở cá giống) và A. hydrophila (11,1% ở ấu trùng, 30% ở cá bột và 30% ở cá giống. Vi khuẩn Flavobacterium columnare (gây bệnh trắng đuôi) được quan sát thấy ở cá giống với tỷ lệ 10% và không được quan sát thấy ở các giai đoạn ương khác.

    Các trường hợp đồng nhiễm vi khuẩn phổ biến nhất là E. ictaluri và A. hydrophila (16%), E. ictaluri và F. columnare (4%). Các loại nấm bệnh phổ biến nhất được phát hiện là Fusarium spp. (34,5% ở ấu trùng, 51,4% ở cá bột, và 47,7% ở cá giống) và Aspergillus spp. (43,6% ở ấu trùng, 32,4% ở cá bột và 41,5% ở cá giống).

    Đề xuất một hướng đi để giảm tỷ lệ mắc bệnh không phải đơn giản. Động lực để nông dân điều chỉnh và tiếp nhận các công nghệ mới là một quá trình phức tạp, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng việc cải thiện các phương pháp hiện tại của nông dân cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

    Thứ nhất, giảm thời gian giữa việc cho nước vào ao và thả cá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Việc này có ảnh hưởng đến cá ngay sau khi thả giống vì người nuôi đã quan sát thấy hầu hết bệnh ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng vì vậy đó là thời điểm ảnh hưởng nhiều nhất. Cần có thêm nghiên cứu để xác định lý do tại sao thả một thời gian dài lại làm gia tăng bệnh ký sinh trùng, để các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn, có thể nhắm vào chất lượng nước hoặc vi sinh vật trong nước có thể gây ra hậu quả này.

    Thứ hai, tăng số ngày giữa khi thả cá và bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp là biện pháp bảo vệ chống lại cả bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila. Khả năng ăn thức ăn công thức của cá phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và sự phát triển cơ thể của chúng. Chính vì thế thước đo tốt hơn để bắt đầu cho ăn thức ăn công nghiệp là kích thước của cá. Ngụ ý rằng, thời gian cho ăn thức ăn công nghiệp lâu hơn thì cơ hội dương tính với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri của chúng càng thấp. Bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp ảnh hưởng đến bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila  bởi vì bệnh khởi phát chủ yếu ở giai đoạn cá bột (21-30 ngày sau khi thả), do đó nông dân có thể bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp trung bình 18 ngày sau khi thả.

    Thứ ba, tháo bùn ao để ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng. Bùn chứa thức ăn thừa và phân từ vụ trước, cần ngăn sự phát triển cũng như loại bỏ được kí sinh trùng thông qua việc tháo bùn. Mặt khác, bùn có chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, nhưng cũng có thể chứa dư lượng hóa chất được sử dụng trong các vụ trước, do đó hoạt động thải bùn trên sông được coi là chất gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách ủ bùn, vì vậy tháo bùn đáy ao vẫn là phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện và ít tác động đến môi trường khi bùn đã được xử lý.

    Thứ tư, sử dụng iốt để khử trùng nước sẽ bảo vệ cá với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri. Iốt được biết đến với đặc tính kháng khuẩn. Đó có thể là lý do mà việc điều trị phòng ngừa bằng i-ốt có liên quan đến tỷ lệ bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri thấp hơn trong khảo sát này. 

    Ngoài các biện pháp phòng ngừa hiện đang được nông dân sử dụng, các biện pháp phòng ngừa mới đang xuất hiện như sử dụng hệ thống tuần hoàn để nuôi cá tra. Các hệ thống này sẽ cung cấp một mức độ kiểm soát tiên tiến mà các hệ thống ao nuôi hiện tại không có được. Tuy nhiên, những mô hình này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn mà các cơ sở nuôi nhỏ ít đáp ứng được. Có những phát triển mới liên quan đến các biện pháp phòng ngừa đối với các bệnh cụ thể, ví dụ như tiêm chủng và chọn lọc di truyền để giảm thiểu bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri. Hiện nay, có hai chương trình nhân giống cá tra được thành lập tại Việt Nam được thực hiện song song, một chương trình nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng và chương trình còn lại nhằm nâng cao sức đề kháng cho bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri.

    Kết quả khảo sát này cho thấy rằng việc kéo dài thời gian tập ăn thức ăn công nghiệp, sử dụng iốt để xử lý nước, thoát bùn ao và giảm thời gian giữa việc đổ nước vào ao và thả cá có tác dụng bảo vệ đáng kể về mặt thống kê đối với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila hoặc bệnh ký sinh trùng. Do đó sủ dụng cùng lúc bốn phương pháp phòng ngừa này có thể có lợi giảm gánh nặng dịch bệnh trong ương cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.
    18/11/2020
    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Việt Nam hiện đang có hơn 130 doanh nghiệp tích cực xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
    16/11/2020
    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11/2020 tại thị trường miền Bắc chủ yếu đi ngang, biến động trái chiều ở vài nơi. Trong khi, giá heo hơi miền Trung đang giảm nhẹ.
    10/11/2020
    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối tôm nuôi rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn được tính thủ công, độ chính xác thấp và dễ gây stress cho tôm.
    10/11/2020
    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.
    09/11/2020
    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:
    09/11/2020
    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
    06/11/2020
    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
    06/11/2020
    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng
    05/11/2020
    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
    05/11/2020
    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Thời tiết khí hậu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nông nghiệp, bao gồm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên người nuôi chỉ quan tâm nhiều đến nhiệt độ mà bỏ qua sự gây hại của các diễn biến thời tiết khác.
    04/11/2020
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
    Zalo
    Hotline