Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

logo
EN

Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm
Ngày đăng: 12/06/2020 8263 Lượt xem

    (Thủy sản Việt Nam) - Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…

    DẤU HIỆU BỆNH LÝ

    Tôm thẻ chân trắng bị bệnh SHIV thường có các biểu hiện khối gan, tụy nhạt màu cả bề mặt lẫn mặt cắt, dạ dày và ruột không có thức ăn, mềm vỏ và 1/3 số tôm bệnh được ghi nhận là thân chuyển sang màu đỏ nhạt. Với tôm càng xanh, triệu chứng chính được ghi nhận gan tụy chuyển sang màu trắng vàng nên bệnh còn được gọi là bệnh “trắng đầu”. Tỷ lệ chết cộng dồn trên 80% với tôm nhiễm bệnh. Do vậy, các nhà khoa học và chuyên gia bệnh tôm đánh giá đây là nguy cơ hiện hữu không chỉ cho ngành tôm Trung Quốc mà còn là mối nguy tiềm tàng cho ngành tôm trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều giao dịch liên quan đến thủy sản và sản phẩm thủy sản, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.

    Tôm nhiễm bệnh SHIV Nguồn: Qiu và cs (2017)

    Đặc biệt, nguồn gốc và phương thức lan truyền dịch bệnh của SHIV còn chưa rõ ràng và hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả dịch bệnh này. Do vậy ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người nuôi cũng phải luôn ý thức và nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn sinh học trong trại nuôi.

    BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

    Cần quản lý chất lượng con giống, kiểm tra và đảm bảo con giống không nhiễm bệnh trước khi đưa vào trại nuôi. Để đảm bảo mẫu tôm không nhiễm SHIV và các mầm bệnh nguy hiểm khác, người nuôi có thể gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm, hiện nay bệnh SHIV có thể xét nghiệm bằng phương pháp Nested PCR hoặc qPCR.

    Bệnh SHIV trên tôm càng xanh

    Trong quá trình nuôi cần quan sát tập tính và màu sắc của tôm để kịp thời phát hiện. Kiểm soát nguồn nước và nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống như giun nhiều tơ. Xây dựng vành đai an toàn sinh học trại nuôi để hạn chế mầm bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài, không cho người lạ vào trại nuôi, tiến hành khử trùng định kỳ. Theo dõi sát diễn biến của bệnh, thông tin từ cơ quan quản lý để có biện pháp ứng phó kịp thời.

    Trương Đình Hoài - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    Hiện tượng đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được.
    11/10/2021
    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...
    28/09/2021
    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.
    20/09/2021
    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
    18/08/2021
    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian

    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ».
    04/08/2021
    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.
    04/08/2021
    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm mang lại giá trị cao nhất.
    22/07/2021
    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.
    19/07/2021
    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
    12/07/2021
    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.
    12/07/2021
    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Pepsin có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng khi sử dụng protein thực vật thay bột cá trong thức ăn cá tra. Tác động của pepsin khá toàn diện thể hiện ở mặt năng suất sinh trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước nuôi cá tra.
    29/06/2021
    Zalo
    Hotline