Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

logo
EN

Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học
Ngày đăng: 05/11/2020 8229 Lượt xem

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng.

    Thay đổi tập quán

    Ở nông thôn, hầu hết các gia đình đều chăn nuôi gia cầm. Song tập quán chăn nuôi của người Việt là gia cầm thường “ở chung” ở rất gần với con người. Ngay các các hộ chăn nuôi có quy mô khá hiện đại cũng thường được xây dựng trong khu dân cư hoặc ở trên các khu vực gò đồi rất dễ gây ô nhiễm đất, không khí… Khi dịch bệnh gia cầm xảy ra ngày càng nhiều, người ta càng quan tâm hơn tới việc an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành đều triển khai chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.

    Những đặc điểm nổi bật của chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đó là giữ khoảng cách giữa các trang trại, các vùng nuôi với nhau và với cộng đồng.  Quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước, hạn chế phát sinh dịch bệnh, khống chế dịch bệnh nếu dịch xảy ra. Giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất. Liên tục khử trùng vùng nuôi.

    Sở dĩ chăn nuôi an toàn sinh học được tăng cường ráo riết là do khi ngành chăn nuôi tập trung, sản lượng lớn, rất dễ trở thành “trung gian” lây truyền các bệnh truyền nhiễm trên gia cầm và người, điển hình là cúm gia cầm. Ngoài ra, nhìn từ khía cạnh lợi ích, thì chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp các trang trại chủ động kiểm soát dịch bệnh. Những cơ sở thực hiện tốt sẽ vượt qua được các đợt đại dịch, bảo vệ được con giống, phát triển được kinh doanh. Ngược lại, nếu làm không tốt, có thể cơ sở nuôi gia cầm sẽ bị “xóa trắng” chỉ trong một đợt dịch.

     

    Sạch hơn… bệnh viện

    Nghe có vẻ nghịch lý, song thực tế thì môi trường an toàn sinh học trong chăn nuôi gà giống ở các cơ sở lớn tại Bình Định được quan tâm tối đa. Thậm chí so với những ngành giống nổi tiếng như ngành tôm thì chăn nuôi kinh doanh gà giống hiện cũng được quản lý chặt chẽ tương đương, thậm chí hơn cả ngành làm giống tôm.

    Phóng viên có mặt tại một số trại giống lớn của Bình Định như Minh Dư, Cao Khanh thì cảm tưởng không khác gì vào các trại giống làm tôm nổi tiếng của C.P. hay của Việt - Úc. Đó là các trại gà này đều nằm xa khu dân cư, sâu trong rừng, bán kính hàng km2 quanh đó không một bóng người. Các trang trại đều được bảo vệ nghiêm ngặt và chỉ những ai có trách nhiệm mới được vào. Tất cả đều được khử trùng thường xuyên.

    Các nhân viên làm việc trong trại gà “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, họ sinh hoạt ăn ở trong trại, mỗi người có một phòng riêng, có giường, tủ lạnh, máy giặt, ti vi. Hầu như cách ly với bên ngoài.

    Thức ăn, nước uống cho gà đều được sát khuẩn ở mức cao nhất. Chuồng trại vệ sinh, hàng vạn con gà nhưng không thấy phân gà, không có mùi hôi ! Hệ thống cho ăn tự động, ánh sáng, nhiệt độ được kiểm soát.

    Có nhiều người so sánh việc chăn nuôi gà an toàn sinh học hiện nay chẳng kém gì các bệnh viện, nơi mà vi trùng, vi khuẩn nguy hiểm không dễ gì xâm nhập!

     

    Địa phương cùng chia sẻ

    Tuy nhiên, một thực tế là chăn nuôi an toàn sinh học chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bởi, chăn nuôi nông hộ vẫn manh mún, nhỏ lẻ nên mới triển khai ở dạng các mô hình, chưa thể nhân rộng, phát triển quy mô lớn. Trong khi đó, người chăn nuôi vẫn nếp làm việc theo thói quen, kinh nghiệm đã có nên không tích cực tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khi bị “khép” vào những quy trình, quy định bắt buộc thì tỏ ra lúng túng...

    Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, từ xây dựng chuồng trại khép kín đến khu xử lý môi trường... Đồng thời, việc tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến giá cả, tiêu thụ sản phẩm làm ra… Điều này gây khó khăn cho việc nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Vì vậy, các cấp, ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi; tạo điều kiện cho nông dân đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.

    Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học sẽ không có mấy ý nghĩa nếu tỉnh này áp dụng mà tỉnh khác lại lơ là. Dịch bệnh có thể dễ dàng lan từ tỉnh này qua tỉnh khác do tập quán tiêu thụ sản phẩm gia cầm tươi sống vẫn rất phổ biến. Các tỉnh, thành hiện đều triển khai chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

    Điển hình là ở Thanh Hóa, có khoảng 80% số hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nhờ  các công nghệ chế phẩm sinh học balasa NO1, hầm biogas, ủ phân compost giúp việc xử lý chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi nên gà lớn nhanh,  xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động; hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.

    Tỉnh Thái Nguyên cũng tích cực chăn nuôi gia cầm, song vấn đề gặp phải là ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi quy mô lớn. Ngành nông nghiệp đã  khuyến cáo các hộ tăng cường ứng dụng cộng nghệ sinh học vào chăn nuôi. Chất thải của gà gồm phân và thức ăn dư thừa được phân hủy hoàn toàn ngay trong chuồng nuôi dưới tác dụng của vi sinh vật có trong đệm lót, chuồng nuôi không có mùi hôi thối, hạn chế ruồi, muỗi, không ảnh hưởng đến vật nuôi, người lao động và môi trường xung quanh khu vực nuôi.

     

    Tập trung các giống gia cầm chủ lực

    Với tổng đàn vịt gần 7 triệu con, sản lượng trứng bình quân trên 273 triệu trứng/năm, tỉnh Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất ĐBSCL. Đồng Tháp cũng đang chuyển mạnh sang chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Thay vì chăn nuôi vịt thả đồng truyền thống, tỉnh đang dần chuyển sang nuôi nhốt để giám sát dịch bệnh.

    Xu hướng nuôi an toàn sinh học đang dần đi vào đời sống, vì nhờ những hợp đồng chăn nuôi an toàn sinh học mà sản phẩm của người nông dân dễ dàng được nhận tiêu thụ tại siêu thị, các thành phố lớn thông qua các kênh phân phối uy tín. Trong đó, Công ty CP Ba Huân đã ký kết tiêu thụ trứng vịt an toàn sinh học của tỉnh Đồng Tháp.

    Theo thống kê của tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh hiện chăn nuôi trên 8 triệu con gia cầm các loại, trong đó chiếm số lượng lớn là gà thịt, gà sinh sản. Đàn gà Đông Tảo, Đông Tảo lai chiếm khoảng 30 - 35% tổng đàn. Số hộ chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học đã chiếm trên 35%, đa số tập trung vào giống gà đặc sản Đông Tảo. Cách thức là sử dụng đệm lót sinh học, khử trùng chuồng trại, thức ăn và nước uống cho gà Đông Tảo đảm bảo vệ sinh cao nhất. Điều đáng mừng là giống gà quý Đông Tảo đang được bảo tồn tốt chính nhờ vào chăn nuôi an toàn sinh học, tỷ lệ sống của đàn cao, giá trị thương phẩm tăng.

     

    >> TS. Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:

    Tuyên truyền phổ biến rộng

    Chăn nuôi ATSH cũng bao gồm việc hạn chế sử dụng kháng sinh. Khi đàn gia súc, gia cầm giảm dịch bệnh do đã được chăm sóc theo phương pháp chăn nuôi ATSH, người nuôi không cần sử dụng kháng sinh.

    Để thực hiện đồng bộ, cần thông tin tuyên truyền từ trung ương đến địa phương, mục đích giúp người nuôi hiểu chăn nuôi ATSH sẽ giúp sản phẩm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân họ. Cần xây dựng mô hình điểm để người dân tự áp dụng ở những mô hình của mình khi thấy phù hợp. Tăng cường đào tạo huấn luyện cho cán bộ khuyến nông các cấp, để phối hợp đồng bộ trong hoạt động này. Cán bộ khuyến nông cũng giúp người nuôi hiểu rằng việc áp dụng chăn nuôi ATSH sẽ mất thời gian, công sức, ghi chép, truy xuất nguồn gốc so với chăn nuôi tự do, tuy nhiên việc này không tốn kém, quan trọng là cần thay đổi thói quen chăn nuôi.

    Với chăn nuôi nhỏ lẻ, cũng nên tạo liên kết sản xuất để người chăn nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, được thị trường chấp nhận. 

     

    Theo Nguyễn Anh - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản
    24/09/2020
    Zalo
    Hotline