Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

logo
EN

Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?
Ngày đăng: 18/10/2021 5382 Lượt xem

    đường ruột tôm thẻ

    Giun nhiều tơ có thể đây là những ổ dịch tự nhiên lây truyền sang tôm. Ảnh: Tây Oggy.

    Giun nhiều tơ là vật nhiễm thụ động hay vector truyền bệnh?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây. Sự lây truyền của EHP chủ yếu là qua đường tiêu hóa và qua môi trường nước bị ô nhiễm. Trước đây, vốn đã có nghi ngờ rằng EHP được truyền từ các mầm bệnh trung gian sang tôm thẻ. Trong đó có giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và một số động vật đáy. Sự lây lan của bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn trong các trại giống, khi nguồn thức ăn tươi sống từ địa phương được sử dụng cho tôm bố mẹ. Tuy vậy, cho đến nay vẫn có rất ít thông tin về phương thức truyền lây của các mầm bệnh trung gian trong hệ thống sản xuất tôm.

    Giun nhiều tơ là con gì mà có thể làm lây lan EHP?

    ao nuôi tôm
    Mầm bệnh dễ phát sinh do sự quản lý nước kém. Ảnh: Tác giả

    Giun nhiều tơ là một động vật không xương sống ở nhiều vùng nước khác nhau, nhất là nơi cửa sông ven biển. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới mặt nước. Hoạt động như một động vật ăn thịt, cũng như sẽ làm mồi cho các động vật lớn hơn, bao gồm cả tôm. Trong tự nhiên chúng thường được dùng làm mồi câu cá và là thức ăn ưa thích cho tôm bố mẹ ở nhiều trại giống. Do đó, ngày càng có nhiều lo ngại hơn về hoạt động truyền lây mầm bệnh của giun nhiều tơ cho tôm. Chúng có thể hấp thu mầm bệnh lơ lửng trong nước vào cơ thể, chúng cũng có thể là thức ăn tự nhiên của tôm. Khi các mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng phát triển, cộng thêm việc quản lý môi trường kém có thể làm mầm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn.

    Môi trường và thói quen kiếm ăn của những con giun nhiều tơ này khiến chúng trở thành kẻ lây lan mầm bệnh tiềm tàng. Chúng tiếp xúc với mầm bệnh khi ăn phải phân và xác tôm. Môi trường sống và hệ sinh này làm cho giun nhiều tơ trở thành vật trung gian tự nhiên lý tưởng, có thể là vật chủ sao chép hoặc vật chủ mang mầm bệnh và được coi là nhân tố quan trọng trong việc truyền bệnh cho tôm. 

    Sự lây truyền EHP cho tôm

    Việc lây truyền EHP cho tôm đến nay vẫn còn rất nhiều ẩn số. Có thể tôm post đã bị nhiễm EHP từ tôm bố mẹ, nhưng sau khi kiểm cho thì tỉ lệ rất thấp. Cũng không thể loại trừ khả năng thức ăn tươi sống của tôm bố mẹ chính là thủ phạm chính. Kiểm tra EHP cho kết quả dương tính ở giun nhiều tơ và Artemia, có thể đây là những ổ dịch tự nhiên lây truyền sang tôm. Nhưng vẫn chưa chứng minh được chúng chỉ là vật nhiễm thụ động hay là vector truyền bệnh. 


    Giun nhiều tơ.

    Vì tôm là loài ăn thịt, chúng có thể ăn cả thịt đồng loại, nên đường tiêu hóa rất có thể là con đường chính để lây nhiễm mầm bệnh, sau đó là nước hoặc chất thải trong ao. Không riêng giun nhiều tơ, mà một loạt các vật chủ giáp xác khác cũng có khả năng là ổ chứa mầm bệnh trong các hệ thống nuôi tôm. Các mầm bệnh WSSV, IHHNV và EHP trước khi lây nhiễm cho tôm có thể tồn tại ở các động vật không xương sống, trong môi trường xung quanh các trại nuôi tôm. 

    Giun nhiều tơ là vật nhiễm thụ động hay vector truyền bệnh?


    EHP có thể nhiễm sớm từ giai đoạn giống. Ảnh: Aquaculture.

    Giun nhiều tơ ăn phải bào tử từ EHP có thể là một nguy cơ tiềm ẩn đối với tôm bố mẹ trong trại giống, khi được sử dụng làm thức ăn cho chúng. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm bố mẹ sẽ thải ra các bào tử trong phân, làm lây nhiễm sang trứng và ấu trùng. Nếu những con tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh này không được đưa ra khỏi trại, thì nguy cơ lây lan EHP vẫn rất cao, do việc cung cấp liên tục tôm giống bị nhiễm bệnh cho các trại  nuôi. Điều này có nghĩa là các trại sản xuất giống có thể hoạt động giống như một "nhà máy" sản xuất mầm bệnh, do sự nhân lên nhanh chóng, thông qua chu kỳ sản xuất và sự di chuyển của tôm giống giữa các khu vực bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh.

    Các bào tử của mầm bệnh vẫn tồn tại trong đường tiêu hóa để gây nhiễm trùng lâm sàng cho tôm. Tuy nhiên, không có giai đoạn nhân lên hoặc sự hình thành bào tử xảy ra trong các mô của ký chủ. Từ các quan sát mô bệnh học, rõ ràng là sự tăng sinh hoặc nhân lên của bào tử EHP  không xảy ra ở giun nhiều tơ. Do đó, tôm không bị lây nhiễm từ giun nhiều tơ mà chúng có thể đóng vai trò là vật mang mầm bệnh thụ động, phát tán bào tử gây bệnh cho tôm. Vì là vật mang mầm bệnh thụ động nên chúng không thể di truyền cho đời sau. Tuy nhiên, vẫn cần có những biện pháp hợp lý để loại bỏ mối nguy hại của giun nhiều tơ gây ra cho tôm.

    Reference: Areekkal Navaneeth Krishnan, Sudalayandi Kannappan et al (2021). Polychaete worm - A passive carrier for Enterocytozoon hepatopenaei in shrimp [online], viewed: 17 October 2021, from:Hà Tử

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline