Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

logo
EN

Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng
Ngày đăng: 12/03/2021 11715 Lượt xem

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

    Nguyên nhân

    Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên, xét về tính chất khả năng lây lan, có thể chia làm 2 nhóm tác nhân:

    Nhóm tác nhân không truyền nhiễm: Chim cút bị thoái hóa giống; bị stress do môi trường; thức ăn thiếu hoặc mất cân đối dưỡng chất; chăm sóc chim không hợp lý.

    Nhóm tác nhân truyền nhiễm: Chim cút bị nhiễm một số bệnh như bệnh bạch lỵ, thương hàn, dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm.

    Chim cút đẻ trứng trắng ảnh hưởng đến kinh tế người nuôi

    Triệu chứng

    Chim cút đẻ trứng trắng là hiện tượng trứng chim đẻ ra không có sắc tố, không có hoa đặc trưng, thậm chí không có vỏ. Ðây là triệu chứng điển hình khi trong đàn thấy cả trứng bình thường lẫn trứng bạc màu và trứng không có vỏ vôi. Bên cạnh đó, quan sát kỹ sẽ thấy một số triệu chứng khác của bệnh như phân có màu vàng nhớt, chim bỏ ăn ủ rũ, có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi giật lùi.

    Trị bệnh

    Khi chim bị bệnh, người nuôi có thể sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn (bệnh bạch lỵ, thương hàn) và phòng những bệnh kế phát khi chim bị các bệnh do virus gây ra (dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm). Trường hợp nguyên nhân là do virus viêm phế quản truyền nhiễm gây ra: Ðây là bệnh do virus gây ra nhưng can thiệp kịp thời có thể giảm tối đa thiệt hại bằng cách cho uống vaccine, kháng sinh và thuốc trợ lực. Cho cả đàn uống ngay vaccine ND.IB. Thực hiện bằng cách bỏ hết nước uống ra, cho chim ăn bình thường. Sau khoảng 30 phút (mùa lạnh có thể cho nhịn uống lâu hơn) cho nước uống đã pha vaccine vào cho cả đàn uống sao cho trong khoảng 30 - 60 phút sau khi chim uống hết nước vaccine. Sau đó cho đàn cút uống nước bình thường. Trước và sau khi cho chim uống vaccine 2 ngày không được sát trùng chuồng nuôi.

    Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp vào thức ăn hay nước uống của chim để khắc phục hiện tượng trên.

    Phòng bệnh

    Trong quá trình nuôi, cần kiểm soát được những vấn đề sau: con giống tốt, chăm sóc hợp lý, nguồn thức ăn đủ số lượng và chất lượng… thì đàn chim đẻ trứng đạt yêu cầu.

    Cần lựa chọn con giống tốt, phải chọn con giống khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết rõ nguồn gốc giúp tránh được tình trạng chim bị cận huyết, thoái hóa giống.

    Trong quá trình nuôi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng cho nhu cầu của chim. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường bất lợi, chim bị bệnh, chim đẻ đỉnh điểm, chim cuối chu kỳ đẻ trứng… vẫn cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sức sinh sản và sức khỏe của đàn chim. Việc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp, thuốc hỗ trợ điều trị vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên hoặc theo định kỳ không những tăng khả năng đề kháng cho chim mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

    Do chim cút khả năng chịu nóng kém nên lúc nắng nóng cần có biện pháp làm mát chuồng trại tránh những stress gây ra bởi môi trường. Chim cút cũng rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy cho chim nghe nhạc êm dịu thường xuyên sẽ tránh được tình trạng chim “giật mình” khi có tiếng động lớn (tiếng chó sủa, tiếng mưa trên mái tôn…).

    Hàng ngày cần theo dõi mọi hoạt động của chim cút để có những điều chỉnh kịp thời. Có thể quan sát bằng cách nhìn vào phân của chúng, nếu phân xanh thì chim cút đã mắc bệnh, phân trắng lỏng cút đã mắc bệnh nặng. Trường hợp khi phát hiện thấy cần ngăn cách, nuôi nhốt riêng con bị bệnh và tiếp tục theo dõi đưa ra biện pháp xử lý gấp, không để lây lan ra cả đàn.

    Ðịnh kỳ sát trùng tiêu độc chuồng và khu vực chăn nuôi. Sau khi dọn phân cần rắc vôi bột (hoặc phun thuốc sát trùng) đều lên tấm lót phân.

    Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa và thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống để nâng cao khả năng đề kháng cho chim. Cùng đó, sử dụng men tiêu hóa Lactolase nhằm tăng khả năng tiêu hóa và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột của chim.

    Có thể nhỏ mắt, mũi vaccine IB cho chim vào lúc 7 và 14 ngày tuổi. Tốt nhất vào giai đoạn 7 ngày tuổi nhỏ vaccine ND.IB, 2 tuần sau nhỏ lần 2, sau đó định kỳ 2 tháng cho uống một lần sẽ phòng được cả bệnh viêm phế quản truyền nhiễm lẫn bệnh Newcastle cho đàn cút.

     

    Theo Diệu Châu - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline