Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

logo
EN

Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021
Ngày đăng: 09/03/2021 6861 Lượt xem

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.

    Vụ tôm nước lợ năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là thành công. Người nuôi tôm lãi nhiều, tỷ lệ tôm bị thiệt hại ở mức thấp.

    Trong những ngày qua, tình hình thời tiết khá thuận lợi, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi được trên 2.300 ha, nhiều hộ dân khác thì tiến hành cải tạo ao nuôi, chờ thả. Cả ngành nông nghiệp và người nuôi tôm Sóc Trăng tiếp tục kỳ vọng vào vụ tôm nước lợ 2021 thành công cả về năng suất và giá cả.

           Theo kế hoạch, năm 2021, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ trên 51.000 ha; trong đó, tôm sú trên 16.000 ha và tôm thẻ chân trắng trên 35.000 ha. Sản lượng tôm cả năm dự kiến đạt trên 172.000 tấn; trong đó, tôm sú đạt 24.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt trên 148.000 tấn.

    Ao nuôi tôm nước lợ của nông dân tại huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

           Ông Trương Văn Đúng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, vụ tôm nước lợ năm 2020, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi trên 51.400 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 37.000 ha (chiếm trên 72% diện tích thả nuôi) và tôm sú trên 14.000 ha. Sản lượng tôm nuôi năm 2020 đạt gần 188.000 tấn, vượt trên 12,5% kế hoạch và cao hơn gần 25% so với cùng kỳ năm 2019.

           Đáng chú ý, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chỉ ở mức 8,5%, diện tích tôm nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh tăng cao, năng suất trung bình cao hơn so với cùng kỳ các năm trước bởi người nuôi đã căn cứ lịch thời vụ để bố trí sản xuất hợp lý, chú trọng vấn đề chọn con giống, cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả nuôi; đồng thời, áp dụng các mô hình nuôi tôm lót bạt, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn… nên sản lượng vượt kế hoạch đề ra.

           Tuy nhiên, tôm bị thiệt hại vẫn xảy ra ở các thời điểm trong năm, rải rác ở các mô hình, nhưng tập trung vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết bất lợi, mưa nhiều vào thời điểm cuối tháng 4 và đầu tháng 7. Đặc biệt trong năm 2020, thiệt hại nhiều nhất rơi vào tháng 10 do tình hình mưa bão kéo dài, gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển của tôm nuôi. Cùng với đó, các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh phân trắng và bệnh vi bào tử trùng có xu hướng tăng mạnh so với năm 2019.

           Ông Trương Văn Đúng cho biết thêm, từ những dự báo về tình hình thời tiết và thực hiện theo khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2021 của Tổng cục Thủy sản, nhất là sự thống nhất của các địa phương nuôi tôm trọng điểm trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tuân thủ theo khung lịch thời vụ của ngành chức năng.

           Theo đó, khung lịch thời vụ thả tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh sẽ bắt đầu từ ngày 20/1 - 30/9/2021; trong đó, tôm thẻ chân trắng phải theo đúng khung lịch từ ngày 20/02 - 30/09/2021; tôm sú từ ngày 15/03 - 30/08/2021. Đối với mô hình tôm - lúa phải bố trí thả nuôi, thu hoạch trước tháng 9 để chuẩn bị cho việc trồng lúa.

    Các ao nuôi tôm nước lợ của nông dân huyện Trần Đề (Sóc Trăng).

           Đối với các vùng, cơ sở nuôi, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng đủ điều kiện nuôi, không chủ động được nguồn nước nhằm hạn chế dịch bệnh và yếu tố môi trường bất lợi thì hạn chế thả nuôi khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa dầm. Các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi hai giai đoạn và nhiều giai đoạn có thể bố trí rải vụ quanh năm, nhưng chủ động dự trữ nguồn nước, có giải pháp phòng bệnh và ứng phó với thời tiết bất lợi.

           Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình nuôi, môi trường, thời tiết và cảnh báo dịch bệnh đến người nuôi. Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh lại lịch thả nuôi cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm giúp người nuôi trên địa bàn tỉnh yên tâm sản xuất, hướng đến vụ nuôi tôm nước lợ 2021 thành công.

    Nguồn Chanh Đa TTXVN - theo Tepbac

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline