Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

logo
EN

Kịch bản nào cho giá tôm 2020?
Ngày đăng: 24/04/2020 5812 Lượt xem

    Tổng giám đốc quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cho rằng, tác động của Covid-19 còn tàn khốc hơn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008! Nhận xét khái quát này có bi quan lắm hay không, chưa có đáp án nhưng nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn trì trệ chỉ sau ba tháng Covid-19 phát tán. Cụ thể gần nửa dân số thế giới bị cách ly nhiều hình thức; nhiều quốc gia khó khăn trong việc ngăn chống sự phát tán bệnh này; nhiều ngành kinh tế bị tê liệt... Khẳng định tốc độ phát triển GDP sẽ giảm khá mạnh trên phạm vi toàn cầu.

    Trong phạm vi hẹp, xoay quanh con tôm, nhận xét nêu ra xoay quanh hai yếu tố cơ bản là cung và cầu; trên hai phạm vi thế giới và trong nước để tìm ra kịch bản giá con tôm năm nay.

    Yếu tố cung, tập trung nhận xét về các cường quốc nuôi tôm

    Trung quốc và Ấn Độ đang phong toả quy mô quốc gia. Điều này khiến chuỗi cung ứng hình thành con tôm bị gián đoạn, cắt khúc. Trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu lao động cho nuôi lẫn chế biến. Khả năng hai quốc gia này giảm sản lượng tôm rất lớn, ít ra 20%. Nếu tình hình Covid kéo dài hết quý II, mức sụt giảm sẽ cao hơn.

    Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều bị ảnh hưởng bởi Covid với mức độ nhẹ hơn, riêng Ecuador đang giới nghiêm vì dịch bệnh lây lan khá phức tạp. Chắc chắn các quốc gia này đều bị tác động trong nuôi lẫn chế biến. Sản lượng tôm không thể tăng mà chỉ giảm, dù ít hay nhiều.

    Việt Nam, tuy có nửa tháng phong toả xã hội, nhưng về tâm lý cũng làm người nuôi lo âu về đầu ra. Mặt khác, hiện nay thời tiết khá khắc nghiệt, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm là 10 độ, dễ gây sốc con tôm. Từ đó tôm dễ bị nhiễm bệnh. Nhất là bệnh đốm trắng và vi bào tử trùng khiến người nuôi tôm chùng tay thả nuôi giai đoạn hiện nay.

    Nhận xét chung, tình hình cung tôm 2020 phạm vi toàn cầu là giảm khá mạnh so năm trước.

    Yếu tố cầu: Phụ thuộc tính đỏng đảnh của Covid

    Một chuyện xem ra khá nực cười. Covid đang làm hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu lao động các nước tiên tiến thất nghiệp. Một số không nhỏ lao động giảm thu nhập vì giảm việc.

    - Nếu Covid kéo dài đến cuối năm, một số người dân, không nhỏ, kéo dài thời gian phải ở nhà, dẫn đến sức tiêu thụ càng giảm, kể cả thực phẩm thiết yếu. Vì hạn chế thu nhập, người dân phải tiết kiệm mọi chi tiêu.

    - Nếu Covid được giải quyết cơ bản cuối quý II, kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh vì sự phấn khởi vượt qua đại nạn. Sự phấn khởi đó có thể như cái lò xo ở một số ngành kinh tế. Và có thể lan toả qua lĩnh vực tiêu dùng, coi như bù đắp thời gian dài bị đè nén, dù thu nhập chưa hồi phục ngay!

    Xét cung cầu tôm phạm vi trong nước

    Thấy thêm yếu tố tác động là thời tiết sắp tới đây, nhất là trong tháng 5, tháng cao điểm thả tôm nuôi. Nếu lúc đó thời tiết mát dịu, nhiệt độ ngày đêm không còn chênh lệch nhiều, người nuôi sẽ an tâm thả giống nhiều hơn.

    Tổng quan, kịch bản nào cho giá tôm trong nước năm 2020 phụ thuộc vào diễn biến Covid và thời tiết sắp tới đây. Theo dự báo, thông lệ hàng năm, tới đầu mùa mưa thời tiết luôn chuyển mát dịu, tác động tích cực tới sự sinh trưởng tôm nuôi. Như vậy, yếu tố Covid trở thành mối quan tâm nhiều nhất.

    + Covid kéo dài, sức cầu giảm, giá tôm không tăng nhưng cũng không giảm nhiều vì mức cung chung giảm.

    + Covid ổn thoả trong quý II, nhu cầu tôm trở lại bình thường, giá tôm sẽ tăng theo.

    Đó là nhận xét chung, cụ thể giá tôm trong nước sắp tới diễn tiến như thế nào, có một số điểm lưu ý:

    - Giá tôm trong nước có quan hệ cung cầu riêng, đôi khi không theo quan hệ cung cầu thế giới. Chúng ta hay gọi là tình trạng đắt đồng ế chợ.

    - Hiện nay do dịch bệnh đầu vụ do thời tiết và tình hình Covid khiến việc thả giống tôm nuôi chậm lại. Điều này khiến giá tôm trong nước sẽ biến động hình sin do thiếu hụt cục bộ, nhất là giai đoạn từ tháng 5 tới sẽ thiếu nguồn cung do hiện nay thả giống nuôi chậm.

    - Nếu tình huống Covid vãn hồi sớm, giá tôm trong nước sẽ tăng mạnh hơn các nước, do trình độ chế biến của ta cao. Điều này dẫn tới nhiều sản phẩm vào được các hệ thống phân phối cấp cao, giá cả tốt. Nhà chế biến và người nuôi có thể chia sẻ nhau.

    - Nếu tình huống Covid kéo dài, người nuôi sẽ giảm việc thả giống nuôi. Mức cung trong nước sẽ giảm, dẫn đến giá cả nếu có giảm, cũng chỉ giảm nhẹ vì mức cung chung đã giảm.

    Tóm lại, Covid có tác động cơ bản giá tôm tới đây. Tuy nhiên, người nuôi thuỷ sản của ta nhiều kinh nghiệm và năng động trong thả nuôi. Họ có thể dừng thả nuôi tôm, chuyển qua nuôi thuỷ sản khác nếu thấy nuôi tôm không hiệu quả. Tuy nhiên, nhận xét chung dù Covid tác động kéo dài bao lâu, giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn.

    Nguồn: TS Hồ Quốc Lực VASEP

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline