Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

logo
EN

Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá
Ngày đăng: 29/10/2020 12240 Lượt xem

    Sử dụng vaccine phòng bệnh trên cá tra.

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.

    Với sự phát triển không ngừng của ngành nuôi trồng thủy sản, sản lượng cá, tôm cua, nhuyễn thể và động vật thủy sản khác đạt gần 200 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, mầm bệnh và các yếu tố bên ngoài như chất lượng nước, tập quán chăn nuôi và suy thoái môi trường đã dẫn đến vấn đề dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp. 

    Trong đó, Vibrio spp. thuộc họ Vibrionaceae có thể phát triển và tồn tại độc lập trong môi trường nước. Có hai phương thức lây nhiễm chính. Đầu tiên là vi khuẩn bám vào bề mặt của vật chủ và sau đó lây nhiễm bằng cách xâm nhập qua da. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên. Loại thứ hai là nhiễm trùng qua đường miệng do thức ăn, nước bị ô nhiễm với vi khuẩn gây bệnh. 

    Do đó, nhu cầu cấp thiết để kiểm soát vi khuẩn Vibrio spp. với nhiều phương pháp tiếp cận sinh học để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản đang được nghiên cứu và cho kết quả đầy hứa hẹn. Vaccine là một phương pháp mang tính vượt trội, hiệu quả cao, an toàn và tiện lợi, thể hiện tính ưu việt trong việc bảo vệ miễn dịch và có sự ổn định mạnh mẽ lâu dài làm cho nó trở thành phương pháp phù hợp nhất để kiểm soát dịch bệnh cho cá. Đánh giá này cung cấp tiến trình nghiên cứu của các loại Vibrio spp. Vaccine, bao gồm vaccine bất hoạt, vaccine sống giảm độc lực, vaccine tiểu đơn vị, vaccine DNA, ... 

    Vaccine bất hoạt

    Trong hai thập kỷ qua, việc nghiên cứu vaccine phòng ngừa vi khuẩn Vibrio spp. trên cá đã đạt được nhiều tiến bộ lớn. Vaccine truyền thống được tạo ra bởi các vi sinh vật gây bệnh và các chất chuyển hóa của chúng thông qua việc làm suy giảm hoặc bất hoạt chủ yếu bao gồm vaccine bất hoạt và vaccine sống giảm độc lực được sử dụng để tiêm phòng cho cá bằng cách tiêm qua màng bụng. Các vaccine này đã được áp dụng thành công để phòng ngừa và kiểm soát bệnh Vibriosis

    Vaccine bất hoạt là vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm còn nguyên vẹn bị tiêu diệt bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học sau khi khuếch đại và nuôi cấy, làm cho chúng mất khả năng gây bệnh và giữ lại tính kháng nguyên. Vaccine bất hoạt có đặc điểm là sử dụng an toàn, dễ dàng bảo quản và không có nguy cơ tạo ra phản ứng miễn dịch dịch thể. Một loại vaccine bất hoạt bằng formalin đã được ghi nhận rằng nó có thể bảo vệ tốt cá mú đốm cam chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn Vibrio harveyi. Một nghiên cứu khác đã đề xuất rằng cá rô phi được tiêm phòng có biểu hiện tỷ lệ bảo hộ (RPS) là 88% sau khi cảm nhiễm Vibrio vulnificus.

    Vaccine sống

    Tuy nhiên, so với vaccine sống giảm độc lực, vaccine bất hoạt sử dụng các kháng nguyên không có khả năng nhân lên. Do đó, vaccine bất hoạt thường phải tiêm nhiều lần, liều lượng tiêm chủng lớn, thời gian tiêm chủng ngắn và đơn lẻ. Do đó, các chất bổ trợ thường được yêu cầu để tăng cường đặc tính sinh miễn dịch của các vaccine bất hoạt này. Tuy nhiên, có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Những thiếu sót này đã thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ tá dược bao gồm nano, vi hạt, tá dược chứa nhôm, β -Glucans, oligosaccharide chitosan, saponin, lipopeptides…

    So với vaccine bất hoạt, vaccine sống giảm độc lực cho thấy tính vượt trội nhờ vào sự nhân lên trong vật chủ để phản ứng miễn dịch của cơ thể có thể kích hoạt được sự bảo vệ lâu dài. Cần sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để làm giảm độc tính của mầm bệnh và đồng thời có thể giữ được đặc tính sinh miễn dịch. Số lượng, bản chất và vị trí của kháng nguyên tương tự như nhiễm trùng tự nhiên nên tính sinh miễn dịch nói chung là mạnh. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ tiềm ẩn, vaccien sống có thể dẫn đến nhiễm trùng ở những vật nuôi có khả năng miễn dịch kém và đột biến có thể phục hồi độc lực. Phân tích dữ liệu thử nghiệm cho thấy rằng vaccine ngừa Vibrio anguillarum làm tăng đáng kể tỷ lệ bảo hộ (RPS) của cá bơn vỉ được tiêm phòng từ 39,4% đến 100% bằng cách loại bỏ hai gen alr1 và alr2 so với việc chỉ bất hoạt bằng formalin. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nồng độ tăng của rifampicin để chọn lọc chủng Vibrio harveyi-T4DM có độc lực giảm có thể tạo ra miễn dịch bảo vệ chống lại Vibrio harveyi và Vibrio alginolyticus. Tuy nhiên, vấn đề về sự suy giảm vừa đủ của các chủng phải được đảm bảo trước khi cho phép các chủng sống giảm độc lực này được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Vì vaccine bất hoạt truyền thống và vaccine sống giảm độc lực có vai trò hạn chế trong kiểm soát nhiễm trùng Vibrio. spp trên quy mô lớn. Vaccine tiểu đơn vị, vaccine DNA và vaccine vectơ sống đều là những chiến lược rất hứa hẹn.

    Vaccine tiểu đơn vị

    Vaccine tiểu đơn vị được biết đến từ việc chiết xuất hoặc tổng hợp các cấu trúc protein đặc biệt của vi khuẩn, tức là, vaccine làm từ các epitop (vị trí cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên có thể phản ứng với một kiểu cấu trúc hóa học của phân tử kháng thể hoặc phân tử thụ thể trong máu hoặc trên tế bào miễn dịch).

    Chỉ một số protein bề mặt chính được chọn trong vaccine để nó có thể loại bỏ nhiều phản ứng bất lợi gây ra bởi các biểu mô không liên quan. Sau khi tiến hành nhân bản, giải trình tự gen lamB và thực hiện phân tích thông tin sinh học trên 8 chủng Vibrio khác nhau cho thấy kết quả vaccine lamB có thể bảo vệ cá ngựa vằn chống lại bốn loại Vibrio khác nhau. Để tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine tiểu đơn vị, các nhà nghiên cứu đã kết hợp các kháng nguyên khác nhau.

    Vaccine DNA và vaccine vectơ sống

    Vaccine DNA đưa trực tiếp một plasmid chứa chuỗi DNA mã hóa cho kháng nguyên (gây đáp ứng miễn dịch mong muốn) vào trong một mô thích hợp, sau đó quá trình đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên được biểu hiện sau khi tế bào chủ tiếp nhận. Vaccine này có cả những ưu điểm của vaccine sống giảm độc lực và không có nguy cơ hồi phục độc lực.

    So với vaccine tiểu đơn vị, vaccine DNA ổn định hơn. Bản thân plasmid có thể được sử dụng như một chất bổ trợ, làm giảm chi phí và thuận tiện để sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại vaccine DNA chủ yếu được sử dụng chủ yếu bằng phương pháp tiêm, nhưng rõ ràng là không thực tế cho các ứng dụng trên quy mô lớn. Mục tiêu chính là thiết kế một loại vaccine không tiêm có thể được sử dụng bằng cách bổ sung vào thức ăn, phun, ngâm, và được đặc trưng bởi tỷ lệ bảo hộ, không có dư lượng và không gây ô nhiễm. Chẳng hạn như phát triển một hệ thống vận chuyển DNA để ngăn chặn DNA plasmid bị phân huỷ trong ống tiêu hoá. Hiện nay, một số nghiên cứu đã sử dụng thành công các hạt nano chitosan làm véc tơ vận chuyển cho vaccine Vibrio anguillarum DNA thông qua bổ sung vào thức ăn.

    Sử dụng công nghệ sinh học để xác định mục tiêu kháng nguyên hiệu quả kết hợp với chất bổ sung mới để phát triển vaccine Vibrio spp ngâm hoặc bổ sung qua đường miệng có thể là một cách tốt để kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn. Điều này sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy sản chất lượng mà còn đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản bền vững.

    A review: progress in the development of fish Vibrio spp. vaccines by author Q, Wang S, Ma J, Liu Q, Immunology Letters (2020) 

    Nguồn: Uyên Đào - Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline