Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

logo
EN

Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 12/11/2020 23655 Lượt xem

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy Sản - Đại Học Nông Lâm TPHCM

    PVP-iodine là gì?

    Povidone-iodine (PVP-I) là một hợp chất hóa học ổn định bao gồm polyvinylpyrrolidone và iodine. Nó chứa từ 9,0 % đến 12% iodine (tính theo trọng lượng khô). PVP-iodine ở dạng bột có màu đỏ thẫm, mùi đặc trưng, hòa tan hoàn toàn trong nước lạnh, ethyl alcohol, isopropyl alcohol, polyethylene glycol và glycerol.

    2-Pyrrolidinone, 1-ethenyl-, homopolymer, hỗn hợp với iodine.

    PVP-iodine được thương mại hóa đầu tiên vào năm 1955, bây giờ đã được xem như là chất sát trùng (antiseptic).

    Trong nước iodine có thể chuyển hóa thành các dạng khác nhau theo các phương trình sau:

    Cơ chế tác dụng

    Iodine tự do từ từ phóng thích ra khỏi hỗn hợp PVP-iodine, iodine thẩm thấu qua vách và màng tế bào của vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, virus. Iodine có thể gắn vào nhóm NH của acid amine nên phá vỡ cấu trúc của protein; oxy hóa nhóm SH của các aid amine chứa lưu huỳnh làm gãy nối S-S nên không tổng hợp được protein; phá vỡ cầu nối C=C trong các acid béo ở màng tế bào. Việc iodine giải phóng từ từ ra khỏi hợp chất PVP–iodine nên có tác dụng sát trùng tốt, hiệu quả lâu dài và giúp làm giảm độ độc của Iodine lên tế bào động vật hữu nhũ.

    Trong số các dạng khác nhau của iodine thì chỉ có I2, HOI và I- là có tác dụng tốt để khử trùng, trong đó I2 và HOI có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Trong môi trường pH thấp 2.5-7 thì I2, HOI chiếm tỉ lệ cao nên hiệu quả khử trùng cao so với môi trường có pH cao. Hiệu quả khử trùng cùa PVP-iodine sẽ đạt tối đa khi pH của nước nằm trong khoảng 3-6. Ngoài ra, trong môi trường có nhiều chất khử (H2S, Mn2+, Fe2+, chất hữu cơ...) iodine sẽ phản ứng với chất khử làm giảm tỉ lệ I2 và tăng I-  nên hiệu quả khử trùng của Iodine bị giảm.

    Hiệu quả diệt khuẩn

    Nồng độ diệt khuẩn của iodine đối với virus là 0,4 mg/L; với vi khuẩn là 0,2; nấm mốc là 0,6; nguyên sinh động vật là 0,2, ức chế sự phát triển của tảo ở nồng độ 0,2.

    PVP-iodine tự phân giải sau 2–3 ngày, không làm hại môi trường. Ở nhiệt độ và pH cao, cá mẫn cảm hơn đối với iodine cho nên trong điều kiện này PVP-iodine có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá (có thể gây sốc). Ở nhiệt độ cao và pH cao PVP-iodine sẽ mất tác dụng rất nhanh. Vì vậy, nên sử dụng PVP-iodine vào lúc trời mát (tốt nhất là vào xế chiều)

    Cách sử dụng

    Xử lý nước

    Mục đích

    Cách sử dụng

    Nồng độ PVP-I 30%

    (mg/L)

    Xử lý định kỳ nguồn nước nuôi tôm

    Pha loãng rồi tạt xuống ao 2 tuần/lần

    0,3 – 0,5

    Xử lý nguồn nước nuôi cá

    Pha loãng rồi tạt xuống ao

    0,5 – 1,0

    Xử lý nước khi tôm bị bệnh

    Pha loãng rồi tạt xuống ao 3 ngày/lần

    0,5 – 1,0

    Trị bệnh, diệt tảo

    Để trị các loại bệnh do nấm, nguyên sinh động vật hay vi khuẩn tác động bên ngoài cơ thể động vật nuôi, pha loãng rồi tạt xuống ao với nồng độ PVP-iodine 30% là 1,0 ppm, 3 ngày/lần cho tới khi hết bệnh. Dùng PVP-iodine nồng độ 0,5 mg/Ltạt xuống ao một lần duy nhất để ức chế sự phát triển của tảo.

    Sát trùng trang thiết bị nuôi

    Mục đích

    Cách sử dụng

    Nồng độ PVP-I 30%(mg/L)

    Sát trùng bể ương cá, tôm giống

    Tưới ướt bề mặt, để yên trong 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước thường

    500

    Vệ sinh dụng cụ nuôi tôm, cá

    Ngâm dụng cụ trong dung dịch PVP-I 15 phút

    500

    Xử lý bè sau khi nuôi

    Pha loãng rồi tạt lên vách bè, phơi nắng trong 2 – 3 ngày

    1/1000

    Những lưu ý khi sử dụng PVP-iodine

    - Có khả năng diệt phiêu sinh vật, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá

    - Diệt tảo làm nước quá trong ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm cá.

    - Diệt vi sinh vật có lợi trong nước và đáy ao, ức chế quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi

    - Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm cá, sử dụng thường xuyên có thể gây chậm lớn, giảm khả năng sinh sản.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon)  Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon) Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    01/05/2019
    Khả Năng Truyền Bệnh Giữa Tôm Thẻ Chân Trắng Và Tôm Sú

    Khả Năng Truyền Bệnh Giữa Tôm Thẻ Chân Trắng Và Tôm Sú

    TS. Bùi Thị Bích Hằng - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    04/06/2019
    THỰC HIỆN AN TOÀN SINH HỌC Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO

    THỰC HIỆN AN TOÀN SINH HỌC Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO

    Chương trình an toàn sinh học (ATSH) là các quy trình quản lý ở trại/hộ chăn nuôi (gọi chung là trại); được thiết kế để ngăn chặn lan truyền bệnh từ thú bệnh sang thú khoẻ, tránh gây hại cho con người và hệ sinh thái
    31/05/2019
    BKC – Chất Khử Trùng Hiệu Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    BKC – Chất Khử Trùng Hiệu Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
    04/05/2019
    Vai trò của vi khuẩn Bacillus sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

    Vai trò của vi khuẩn Bacillus sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    16/04/2019
    Cơ Chế Khử Trùng Của Các Hợp Chất Chứa Chlorine

    Cơ Chế Khử Trùng Của Các Hợp Chất Chứa Chlorine

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ.
    03/05/2019
    Zalo
    Hotline