Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

logo
EN

Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông
Ngày đăng: 22/12/2020 8241 Lượt xem

    Vào mùa lạnh, tỷ lệ gia súc bị chết thường tăng cao do đói và rét, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Việc tìm hiểu và sử dụng thức ăn hợp lý là hết sức quan trọng, để tránh thiệt hại về kinh tế.

    Chế độ dinh dưỡng

    Trong mùa đông, gia súc thường bị stress lạnh và giải phóng một lượng nhiệt lớn để chống rét. Vì vậy, cung cấp thức ăn giàu năng lượng như bột ngô, cám gạo, bột sắn… và thức ăn nhiều xơ được ưu tiên. Ước tính nhu cầu năng lượng trao đổi để duy trì sự sống (lượng tối thiểu) cho một trâu, bò có khối lượng 250 - 300kg khoảng 7.500 - 8.500 Kcal, tương đương 15 - 17kg cỏ tươi.

    Ngoài thức ăn, gia súc cần được bổ sung các khoáng chất và vitamin, đặc biệt Vitamin C để tăng sức đề kháng. Người nuôi có thể sử dụng đá liếm hay bánh dinh dưỡng hoặc có thể pha trong nước.

    Nước là nhu cầu không thể thiếu với trâu, bò trong mùa đông. Vì vậy, người nuôi cần cho trâu, bò uống ấm và pha muối loãng (< 30g muối/con/ngày).

    Cung cấp đầy đủ thức ăn xanh cho gia súc - Ảnh: ST

     

    Biện pháp cho ăn

    Vào những ngày ấm, trâu bò có thể chăn thả và bổ sung thêm thức ăn tại chuồng vào ban đêm. Lượng cho ăn 5 - 10kg thức ăn/con/ngày, trong đó: 3 - 5kg cỏ tươi xanh hoặc cỏ ủ chua, 1 - 2kg rơm, 0,5 - 1kg thức ăn tinh.

    Vào ngày trời rét, trâu, bò nhốt tại chuồng và không thả ra ngoài đồng, bãi chăn thả hay trên rừng qua đêm. Trâu, bò phải được cung cấp lượng thức ăn lớn hơn, 20 - 30kg thức ăn/con/ngày, trong đó: 15 - 20kg cỏ tươi xanh hoặc cỏ ủ chua, 3 - 4kg rơm hoặc rơm ủ urê, 1 - 1,5kg thức ăn tinh.

    Vào những ngày rét đậm, rét hại, trâu, bò cần được tăng thêm lượng thức tinh 2kg để bổ sung năng lượng.

    Cho trâu, bò ăn thức ăn thô trước, sau đó cho ăn thức ăn tinh, uống nước. Thức ăn cần được chia làm 2 - 3 bữa/ngày, không cho ăn một lần, đặc biệt là thức ăn tinh.

     

    Cách lựa chọn thức ăn

    Giải quyết nguồn thức ăn xanh: Cây ngô sinh khối là lựa chọn thích hợp nhằm cung cấp thức ăn xanh trong vụ đông. Ngô sinh khối có thể gieo trồng vào tháng 9 - 11. Ở thời điểm này, mặc dù năng suất có thể thấp hơn chính vụ nhưng giúp chúng ta chủ động giải quyết nguồn thức ăn xanh cho gia súc trong khi cỏ voi, VA06, cỏ sả… phát triển kém. Ngô sinh khối được gieo với mật độ lớn hơn 2 - 3 lần so với ngô lấy hạt và thu cắt sau 2 - 3 tháng khi cây đã có quả non hoặc thu cắt sớm hơn. Trâu, bò có thể cho ăn 10 - 15kg/con/ngày để duy trì trong mùa đông.

    Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp: Rơm, thân lá ngô, thân lá sắn, thân lá lạc...

    Bổ sung năng lượng, khoáng và vitamin:  Bánh đa dinh dưỡng nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng gồm năng lượng, protein và khoáng chất. Công thức thông thường để sản xuất 10 kg như sau: Rỉ mật đường (4,5 - 5kg), bột sắn hay cám gạo (0,5kg), urê (1kg), bột đất sét khô (0,4kg), xi măng (0,2kg), muối ăn (50g) và chất độn nhiều xơ như vỏ lạc và dây lá lạc nghiền nhỏ (2 - 3kg). Hòa urê vào nước (0,2 lít) rồi trộn đều với muối ăn, urê và rỉ mật đường; sau đó trộn với các nguyên liệu khác. Hỗn hợp được cho vào khuôn hình trụ hoặc khối vuông có dung tích đủ chứa 2 - 2,5kg, nén chặt và để khô. Bánh đa dinh dưỡng được bảo quản lâu (4 - 5 tháng). Khối lượng cho trâu, bò ăn khoảng 0,5 - 1kg/con/ngày cùng với thức ăn khác.Đá liếm hay bánh liếm nhằm bổ sung các khoáng chất và vitamin cho con vật trong mùa đông. Đây là thức ăn bổ sung không thay thế thức ăn hàng ngày được. Để sản xuất 10 kg đá cần canxi cacbonat (3kg), muối ăn (2,5kg), dicanxi-phốt phát (0,5kg), magie sulphat (0,5kg), xi măng trắng (0,5kg), đất sét khô (0,5kg) và nước vừa đủ. Hoà thật đều xi măng trắng, đất sét và muối ăn vào nước; sau đó, trộn đều với các phần còn lại. Hỗn hợp sẽ được đóng bánh (tròn, vuông…) với khối lượng 2 - 3kg/bánh và phơi khô đến khi cứng mới đem sử dụng.

     

    Bảo quản, dự trữ thức ăn

    Dự trữ thức ăn dạng khô: Giải pháp này nhằm tận dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa, thân lá ngô, thân lá lạc, ngọn lá sắn… Rơm vụ mùa sau khi thu hoạch đem phơi khô. Thân lá ngô, thân lá lạc, ngọn lá sắn cũng được phơi khô và cắt ngắn. Rơm và các phụ phẩm được đem trộn với nhau, chất đống hay buộc gọn gàng và cất trữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và nước ngấm vào. Hỗn hợp này có thể cho trâu, bò ăn 3 - 5kg + 1 - 2kg cám/con/ngày để duy trì trong mùa đông.

    Ủ chua thức ăn: Ủ chua (ủ silô hay ủ xanh) là một quá trình làm giảm độ pH đến giá trị mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng. Do pH thấp nên khối ủ có mùi vị chua nên người ta gọi là ủ chua. Ủ chua là phương pháp đơn giản để bảo quản và thay đổi giá trị của thức ăn. Các thức ăn dễ ủ chua gồm cỏ họ Hòa thảo như cỏ voi, VA06, cỏ sả, thân lá cây ngô...; thức ăn khó ủ chua gồm cây bộ đậu (thân lá lạc, cỏ stylo, thân lá các loại đậu…) và thân lá sắn.

    Phương pháp ủ chua tự nhiên khá đơn giản. Cây cỏ và phụ phẩm được cắt ngắn (2 - 5cm) cho vào túi nilon dày (dung tích lớn hơn 100 lít) hay hố ủ được xây nổi, trộn với 2 - 5% cám hay bột sắn, bột ngô và 0,5% muối ăn, nén chặt và buộc túi hay đậy nắp hố ủ để đảm bảo yếm khí. Thức ăn ủ chua được sử dụng sau 21 ngày ủ. Trâu, bò có thể ăn với lượng 10 - 15 kg/con/ngày để đảm bảo duy trì.

    Kiềm hóa rơm với urê và vôi tôi: Đây là phương pháp làm tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng rơm, rạ cho trâu, bò. Có nhiều phương pháp khác nhau để kiềm hóa rơm như: rơm (100kg) với urê (4kg hòa trong 100 lít nước); rơm (100kg) với urê (2,5kg) và vôi tôi (0,5kg trong 100 lít nước)… Phương pháp này khá đơn giản vì người dân có thể sử dụng các nguyên liệu tại chỗ và túi nilon và sau ủ 2 - 3 tuần là sử dụng được. Lượng ăn cho trâu, bò 5 - 7kg/con để duy trì.

     

    Theo GS. Lê Đức Ngoan - Trường Đại học Nông Lâm Huế

     

     

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline