Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

logo
EN

Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà
Ngày đăng: 20/11/2020 8312 Lượt xem

    Ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB để tăng cường miễn dịch, kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm thẻ chân trắng.

    Hiện nay, có nhiều giải pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch của tôm theo hướng an toàn sinh học, không những thực hành đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cao. Nghiên cứu mới đây của tác giả Trần Thị Tuyết Hoa và ctv (Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ) cho thấy rằng thức ăn bổ sung IgYB giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng cường miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus

    Globulin miễn dịch (Immunoglobulins – Ig) là kháng thể có bản chất glycoprotein. Globulin miễn dịch (Immunoglobulins Y - IgY) được tạo ra từ lòng đỏ trứng gà và có sự khác biệt về bản chất protein so với Ig của động vật hữu nhũ. Để tạo ra kháng thể đặc hiệu, kháng nguyên đặc hiệu (Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, Vibrio anguillarum) được tiêm vào cơ ức của gà mái. Kháng thể đặc hiệu sau khi được tạo ra sẽ chuyển sang lòng đỏ trứng để tạo ra kháng thể IgY.

    Trong những năm gần đây, kháng thể lòng đỏ trứng (IgY) đã thu hút sự chú ý đáng kể bởi vì nó có nhiều ưu điểm: giúp vật chủ đề kháng với tác nhân gây bệnh, thân thiện với môi trường, ổn định, an toàn, tiết kiệm và chứa nồng độ cao, không có tác dụng phụ hoặc dư lượng độc hại. Do đó, IgY được sử dụng thành công trong miễn dịch y học và áp dụng cho việc chủng ngừa thụ động ở cả động vật và người.

    Sơ đồ chung sản xuất kháng thể IgY. (Nguồn: igygate.vn)

    Hiện nay việc gia tăng diện tích nuôi cùng với việc thâm canh hóa dẫn đến tình hình dịch bệnh tăng trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Trong đó, vi khuẩn V. parahaemolyticus là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (acute hepatopancreatic necrosis disease – AHPND) gây chết tôm với tỉ lệ có thể lên đến 100% sau khi thả giống 20 - 30 ngày. Do đó, việc ứng dụng lòng đỏ trứng gà để đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của tôm thẻ chân trắng là cần thiết.

    Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu miễn dịch và tỉ lệ sống của tôm. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức: đối chứng âm; đối chứng dương; nghiệm thức IgYA 0,5% và nghiệm thức IgYB 0,5% trong thời gian 5 tuần. Sau đó được cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng phương pháp ngâm với nồng độ 1,6 x 107 CFU/mL.

    Kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYA và IgYB được phun áo ngoài viên thức ăn với tỉ lệ 0,5%, tiếp tục phủ đều viên thức ăn với dầu mực và được bảo quản ở 4oC.

    Kết quả thí nghiệm trên cho thấy bổ sung IgY vào thức ăn có khả năng giúp tôm tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính V. parahaemolyticus, trong đó tôm ở nghiệm thức bổ sung IgYB 0,5% có tỉ lệ chết thấp nhất trong suốt thời gian cảm nhiễm.

    Trong khi đó, tổng tế bào máu ở các nghiệm thức cảm nhiễm với V. parahaemolyticus, NT4 (bổ sung IgYB 0,5%) có giá trị THC, bạch cầu không hạt và hoạt tính prophenoloxidase đạt giá trị cao nhất lần lượt là 1,89x104 tb/mm3, 1,53x104 tb/mm3, 0,173x104 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại.

    Việc bổ sung IgY giúp kích thích hệ miễn dịch đặc hiệu với tác nhân gây bệnh, nên khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ gia tăng các đáp ứng miễn dịch và thành phần tham gia (prophenoloxidase, serum lysozyme, …). Trong thí nghiệm này, kết quả phân tích các chỉ tiêu miễn dịch của tôm thẻ chân trắng sau khi cảm nhiễm cho thấy chế độ bổ sung IgYB 0,5% giúp gia tăng đáp ứng miễn dịch của tôm, thông qua sự gia tăng số lượng tế bào máu, bạch cầu có hạt, bạch cầu không hạt và hoạt tính PO từ đó tăng khả năng đề kháng bệnh với vi khuẩn V. Parahaemolyticus.

    Tôm thẻ chân trắng cho ăn thức ăn bổ sung kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB 0,5% giúp tôm thẻ chân trắng tăng cường miễn dịch, tăng tỉ lệ sống khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.

    Nghiên cứu ứng dụng lòng đỏ trứng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng mở ra một tiềm năng to lớn trong biện pháp sử dụng tác nhân sinh học hạn chế khả năng gây hại của loài vi khuẩn nguy hiểm này.

    Nguồn: Báo cáo Ảnh hưởng của chế độ cho ăn kháng thể lòng đỏ trứng gà lên đáp ứng miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) của tác giả Trần Thị Tuyết Hoa, Lê Quốc Việt, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Nguyễn Duy Khoa,Trần Ngọc Hải và Ahn Hyeong Chul.

    NH Tổng Hợp, Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.
    26/10/2020
    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường
    23/10/2020
    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    21/10/2020
    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Kể từ cuối quý 3/2020, tình hình nhập khẩu cá tra ở một số thị trường lớn đã tích cực trở lại, nhất là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nhờ đó, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng.
    21/10/2020
    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?
    20/10/2020
    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
    19/10/2020
    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ăn cá tra giả lươn ngon không kém gì như đang ngồi ăn suất cơm lươn ở trong quán Nhật. Nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra như: Pizza cá tra, cá tra tẩm bột, giò cá tra… được các em học sinh rất ưa thích, sử dụng.
    18/10/2020
    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.
    18/10/2020
    Tôm dưới áp lực từ pH

    Tôm dưới áp lực từ pH

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.
    15/10/2020
    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao...
    14/10/2020
    Mật độ

    Mật độ "VÀNG" khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên giống

    Nuôi cá tra thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
    13/10/2020
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Zalo
    Hotline