Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

logo
EN

Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?
Ngày đăng: 12/01/2021 9398 Lượt xem

    thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản

    Tác hại của sử dụng bừa bãi kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đối với con người. Ảnh: Sciencedirect.

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?

    Lịch sử kháng sinh

    Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra thuốc kháng sinh vào cuối những năm 1920 đã làm thay đổi ngành y học của thế giới. Ban đầu, trọng tâm là hạn chế tác động của các bệnh truyền nhiễm đối với con người. Khi con người sử dụng thuốc kháng sinh tăng lên, những người khác nhận thấy rằng thuốc kháng sinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thịt và từ đó việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng, không chỉ để trị bệnh mà còn dùng cho phòng ngừa cũng như đảm bảo cho sự khỏe mạnh và tăng trưởng của vật nuôi. Việc cho ăn kháng sinh từ khi sinh ra đến khi giết mổ đã trở thành quy trình vận hành của nhiều loài động vật khác nhau.

    Tại sao có mối bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Ước tính có hơn 1 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên hơn 10 triệu.

    Ở một mức độ nào đó, hầu hết các quốc gia đều có quy định về liều lượng và cách thức sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc thực thi có thể lỏng lẻo hoặc không được áp dụng, làm cho việc sử dụng kháng sinh bị lạm dụng. Thông thường, khi nông dân gặp phải vấn đề về sức khỏe vật nuôi, họ không biết chuyện gì đang xảy ra. Mặc dù các cơ quan kiểm dịch có thể phân lập và xác định các mầm bệnh tiềm ẩn, nhưng dịch bệnh thường do nhiều yếu tố và tác nhân gây nên. Rất ít nông dân được hướng dẫn và hiểu về tất cả các tác nhân này do đó họ thường sử dụng mọi biện pháp theo ý mình (trong đó có việc sử dụng kháng sinh) để cố gắng cứu tôm nuôi khi xảy ra dịch bệnh.

    Kháng sinh chỉ được sử dụng khi xác định được nguyên nhân chính gây chết cho tôm là vi khuẩn và việc chẩn đoán phải thực hiện bằng những phân tích khoa học. Thật không may, hầu hết người nuôi tôm không có đầy đủ thông tin khi tôm bị bệnh. Họ phải đánh cược may rủi khi sử dụng kháng sinh, nhưng không có cách nào dễ dàng để xác định xem thuốc kháng sinh có hiệu quả hay không. Người nông dân lựa chọn sử dụng kháng sinh chỉ vì sợ mất mùa một vụ nuôi nhưng không biết rằng sự lựa chọn của mình cực kỳ tai hại về lâu dài.


    Mối quan hệ kháng kháng sinh và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Science Direct

    Có hai vấn đề chính liên quan đến việc sử dụng kháng sinh là sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh và dư lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm thủy sản. Sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc làm cho thuốc kháng sinh không hiệu quả khi trị bệnh cho con người và nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở người.

    Kháng kháng sinh

    Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh là không thể tránh khỏi, đây là quá trình tự nhiên khi vi khuẩn có khả năng chống lại tác dụng của một loại hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Hậu quả là các phương pháp điều trị trở nên không hiệu quả, vi sinh vật gây bệnh vẫn tồn tại. Kháng kháng sinh là hậu quả của việc sử dụng không đúng cách và lạm dụng kháng sinh của con người.

    Sử dụng không đúng cách (liều cao hơn nhiều, thời gian sử dụng ngắn hơn và ngừng sử dụng khi các triệu chứng thuyên giảm) có thể dẫn đến kháng thuốc. Ngay cả khi sử dụng có trách nhiệm, sự kháng thuốc vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc sử dụng luân phiên các loại kháng sinh khác nhau và theo dõi các mô hình kháng thuốc là điều quan trọng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. 

    Dư lượng

    Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm không chỉ gây hội chứng ngộ độc cho con người mà về lâu dài còn gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, gây ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim…

    Sự hiện diện của chất tồn dư là một dấu hiệu cho thấy một loại kháng sinh đã được sử dụng. Kết quả là khi tôm được thu hoạch có thể phát hiện được tồn dư do sử dụng kháng sinh trong tôm bán cho người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến bị cấm xuất khẩu hoặc bị áp dụng các mức độ giám sát cao hơn khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các nước khác và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận.

    Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Cần có sự giám sát việc thực thi các quy định cùng với các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm kết hợp với khả năng truy xuất nguồn sản phẩm thủy sản tốt sẽ góp phần giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    Hiện tượng đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được.
    11/10/2021
    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...
    28/09/2021
    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.
    20/09/2021
    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
    18/08/2021
    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian

    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ».
    04/08/2021
    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.
    04/08/2021
    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm mang lại giá trị cao nhất.
    22/07/2021
    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.
    19/07/2021
    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
    12/07/2021
    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.
    12/07/2021
    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Pepsin có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng khi sử dụng protein thực vật thay bột cá trong thức ăn cá tra. Tác động của pepsin khá toàn diện thể hiện ở mặt năng suất sinh trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước nuôi cá tra.
    29/06/2021
    Zalo
    Hotline