Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

logo
EN

Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?
Ngày đăng: 16/09/2020 11070 Lượt xem

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh.

    Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?

    Cùng với tôm thẻ chân trắng và tôm sú thì tôm càng xanh (Macrobrachium rosebergii) là loài được nuôi và tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhờ vào đặc tính vượt trội là lớn con và có nhiều thịt, mà các hệ thống nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ngày càng được mở rộng đáng kể. Có thể kể đến các mô hình luân canh hay xen canh với cây lúa đều cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tôm càng xanh vẫn chưa thể sánh ngang tầm với tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

    Tôm càng xanh là loài thủy sản nước ngọt nhưng hiện nay đã được thuần hóa và sinh trưởng tốt trong nước lợ. Vòng đời tôm càng xanh rất đặc biệt. Tôm bắt cặp giao vỹ ở nước ngọt, sau 23 ngày ôm trứng, con cái ra nước lợ phóng thích trứng và nở ra ấu trùng. Giai đoạn 20-35 ngày sau khi nở, tôm sống trong nước lợ (10-14‰). Từ giai đoạn tôm bột sẽ bắt đầu di cư sống ở nước ngọt dần đến khi tôm trưởng thành hoàn toàn là nước ngọt. Tôm càng xanh thích nền đáy sạch, nước chảy và thay đổi thường xuyên. Tôm thường chui rúc vào các bụi rậm, cây cỏ để tránh dòng nước mạnh và để kiếm ăn.

    Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi chủ yếu bằng hình thức xen canh với cây lúa và được xem như là đối tượng thủy sản nước ngọt xuất khẩu chủ lực. Mặc dù năng suất là chưa cao, nhưng tôm càng xanh cũng đã đóng góp phần đáng kể vào lợi nhuận của nông dân so với chỉ làm lúa một cách đơn thuần. Vì vậy mà diện tích nuôi đang bắt đầu tăng lên trong những năm gần đây. Có rất nhiều thách thức đang được đặt ra với nghề nuoi tôm càng xanh bao gồm mật độ thả thưa, thời gian nuôi kéo dài, thị trường tiêu thụ nội địa thì giá cả thường bấp bênh và đặc biệt là thiếu hụt nguồn giống toàn đực chất lượng cao.

    Khi tôm đạt kích thước 35-50g, tôm đực có tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa lớn hơn so với tôm cái, tôm đực có thể đạt chiều dài tối đa 32cm, trong khi con cái đạt 25cm. Ngoài ra, sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng nhóm giới tính. Trong đó, cá thể có càng màu xanh tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo là cá thể có càng màu cam và chậm nhất là những con tôm đực nhỏ. Trong cùng một đàn, nuôi chung tôm đực với tôm cái, tôm đực lớn hơn rất nhiều so với tôm cái do con cái sinh sản rất sớm và nhiều lần nên phải cung cấp dinh dưỡng cho trứng, những con tôm lớn sẽ ăn tôm nhỏ hơn, giành ăn với nhau khiến cho tốc độ tăng trưởng không đồng đều và làm cho năng suất thấp.

    Tuy nhiên có khá nhiều phương pháp để chuyển đổi giới tính cho tôm bao gồm dùng hormon để tác động theo hướng đực hóa  khi tôm chưa biệt hóa giới tính; tạo con cái giả với kiểu gen của con đực, cho sinh sản với con đực bình thường, sinh ra một đàn con toàn đực; loại bỏ hẳn tuyến đực trước khi tôm kịp biệt hóa giới tính và can thiệp sâu vào bộ gen của tôm. Ở đây phương pháp can thiệp vào bộ gen là có kết quả tốt nhất. Tuy vậy phương pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm mà chưa được áp dụng rộng rãi, nên nguồn giống toàn đực chất lượng đã hiếm lại càng khó tìm kiếm hơn.

    Ngoài ra một trong những khó khăn lớn nửa là do nếu bắt buộc phải có những con giống tốt thì các trại tôm càng xanh phải chọn địa điểm phù hợp và áp dụng kỹ thuật khá cao cùng với nguồn vốn lớn. Do vòng đời của chúng khá đặc biệt, phải đẻ ở cửa sông với độ mặn không quá 14‰, nếu trên mức đó thì trứng hư. Hơn nửa là trong quá trình nuôi, tôm rất dễ bị đồng loại ăn thịt khi lột xác và chúng có tính chiếm hữu cao, khó nuôi thâm canh, tỉ lệ phân đàn lại rất lớn. 

    Với những khó khăn hiện tại thì có lẽ còn rất lâu tôm càng xanh mới vươn mình ngang hàng với tôm thẻ chân trắng hay tôm sú được. Tuy nhiên nguồn con giống toàn đực chất lượng cũng đang được cho sinh sản nhân tạo và bước đầu có nhiều thành công nhất định. Nhiều nguồn đầu ra qua việc xuất khuẩn cũng hứa hẹn mang đến sự yên tâm nhất định cho người nuôi về giá cả. Việc rà soát lại quy hoạch và đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng sẽ đem lại nhiều hướng mới cho sự phát triển của con tôm càng xanh ở nước ta.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline