Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

logo
EN

Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa
Ngày đăng: 02/03/2021 11310 Lượt xem

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng.

    Khái niệm

    Công nghệ cấy truyền phôi (Embryo Transfer-ET) là kỹ thuật lấy trứng đã thụ tinh (phôi) trong ống dẫn trứng ra khỏi cơ thể của con bò mẹ (con cho), cấy vào vòi trứng hoặc tử cung của con mẹ khác (con nhận) có trạng thái sinh lý tương ứng (đồng pha) thì phôi có thể tiếp tục phát triển trong cơ thể con nhận (mẹ nuôi) để cho ra đời một cá thể mới. Đặc tính di truyền của cá thể sinh ra bằng cấy phôi không phụ thuộc vào mẹ nuôi (con nhận phôi). Chính nhờ đặc điểm này, những con mẹ có phẩm chất di truyền thấp có thể làm con nhận phôi cho cá thể có phẩm chất ưu việt hoặc kỷ lục để sinh ra bò sữa cao sản.

    Bê con được sinh ra từ bò được cấy truyền phôi - Ảnh: ST

    Ưu điểm

    Mục đích của công nghệ phôi là nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con cái năng suất cao. Một bò mẹ năng suất cao bình thường có thể cho 8 - 10 bê trong suốt cuộc đời. Nếu sử dụng công nghệ phôi, gây rụng trứng nhiều, bò mẹ này có thể cho 20, 50, 100, 200 bê hoặc hơn nữa tùy theo trình độ kỹ thuật.

    Cấy truyền phôi được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ cấy truyền phôi giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản; nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn giống vì một con bò cho phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao trong một năm.

    Từ đó giảm các chi phí khác như chuồng trại, vật tư, nhân lực, hạn chế dịch bệnh, giảm thải chất thải chăn nuôi; Giúp cho các trang trại giảm chi phí, thuận lợi trong việc xuất, nhập giống gia súc sống thay bằng con đường nhập phôi. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, từ giai đoạn phôi thai. Nâng cao khả năng sinh sản, năng suất thịt, sữa trong chăn nuôi bò.

    Ứng dụng ở nước ta

    Thực tế, cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò (1994) và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng (2002). Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

    • Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.

    • Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.

    • Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% (mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%).

    • Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.

    • Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.

    • Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.

    • Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%. Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

    Theo Hoàng Yến - Nguồn nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    Hiện tượng đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được.
    11/10/2021
    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...
    28/09/2021
    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.
    20/09/2021
    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
    18/08/2021
    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian

    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ».
    04/08/2021
    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.
    04/08/2021
    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm mang lại giá trị cao nhất.
    22/07/2021
    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.
    19/07/2021
    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
    12/07/2021
    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.
    12/07/2021
    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Pepsin có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng khi sử dụng protein thực vật thay bột cá trong thức ăn cá tra. Tác động của pepsin khá toàn diện thể hiện ở mặt năng suất sinh trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước nuôi cá tra.
    29/06/2021
    Zalo
    Hotline