Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

logo
EN

Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi
Ngày đăng: 22/06/2020 21649 Lượt xem

    -Cá rô phi

    Cá rô phi có thể bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào ô nhiễm nguồn nước nuôi hoặc bị tress.

    Bài viết đề cập đến 2 bệnh do protozoan gây ra trên cá rô phi/diêu hồng có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước nuôi hoặc cá bị tress. 

    Cá rô phi/diêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, diện tích nuôi và mật độ thả nuôi ngày càng tăng, điều đó kéo theo nhiều nguy cơ bùng phát bệnh liên quan đến công tác quản lý môi trường nuôi cũng như các bệnh liên quan đến stress của cá do mật độ thả nuôi dày.

    1. Bệnh Ciliates

    Tác nhân gây bệnh: Do loài Ichthyophthirius multifiliisTrichodina spp. và những một vài loài khác gây ra.

    - Ichthyophthirius multifiliis là một loài ký sinh trùng gây bệnh ở cá nước ngọt,  thường được gọi là bệnh đốm trắng. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến và dai dẳng nhất ở cá. Nó xuất hiện trên cơ thể, vây và mang cá như những nốt trắng khoảng 1mm, trông giống như những hạt muối trắng. Mỗi đốm trắng là một ký sinh trùng. Bệnh dễ dàng lây lan trong hồ hoặc ao nuôi khác, với tốc độ lây lan nhanh, nếu không chữa trị kịp thời, khả năng cá chết là 100%.

    - Trichodina spp. là một loại ký sinh trên động vật thủy sản, đặc biệt là cá. Đặc trưng bởi sự hiện diện của một vòng gồm các tế bào lồng vào nhau, chúng cung cấp, hỗ trợ nhau và cho phép bám dính vào các bề mặt mô cá.

    Biểu hiện bệnh:

    Cá nhiễm Trichodina spp. Có biểu hiện bơi thất thường; nắp mang mở liên tục; cơ sát thân vào các vật thể; cá nhảy ra khỏi nước; xói mòn vây; loét da. Tỷ lệ tử vong lớn khi cá trong giai đoạn giống và ươm.

     
    Trichodina spp. được nhìn thấy trên da cá rô phi  nhiễm trùng nặng 

    Cá nhiễm Ichthyophthirius multifiliis xuất hiện các đốm trắng trên da; tiết chất nhầy nhiều; lớp nhầy dày trên da; nếu ký sinh quá nhiều cá sẽ tử vong. Cá nhiễm nghiêm trọng nhất trong giai đoạn ấu trùng.

      
    Các đốm trắng của Ichthyophthirius multifiliis là các tế bào đơn (gọi là trophozoites hoặc trophonts), được phóng đại (Benny, 2004).

    Điều trị bệnh:

    - Điều trị Trichodina spp. bằng phương pháp tắm muối, formalin; hoặc tắm KMnO4.

    - Điều trị Ichthyophthirius multifiliis sử dụng biện pháp tắm formalin và lặp lại nhiều lần đến khi khỏi hẳn.

    2. Bệnh do Monogenetic trematodes gây ra 

    Tác nhân gây bệnh: Cá rô phi/diêu hồng mắc bệnh chủ yếu do 2 loài giun là Dactylogyrus spp. và Gyrodactylus spp. gây ra.

    - Dactylogyrus spp. là một chi của monogeneans trong họ Dactylogyridae. Giống như các monogeneans khác, các loài Dactylogyrus spp. chỉ ký sinh trên một vật chủ để hoàn thành vòng đời của chúng.

    - Gyrodactylus spp. là một chi của giun dẹp ký sinh trong họ Gyrodactylidae.

     
    A). Dactylogyrus spp. từ mang cá rô phi (đầu mũi tên) và B). Gyrodactylus spp. từ da cá (vị trí ngôi sao)

    Biểu hiện bệnh: Cá nhiễm bệnh có biểu hiện sạm màu da; xói mòn vây, chất nhầy tiết quá mức, loét da, nắp mang đóng mở liên tục, ở cá con có biểu hiện hốc hác, ốm yếu.

    Điều trị bệnh: Phương pháp tắm cá bằng formalin hoặc bằng H2O2 được đề xuất áp dụng. Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.

    Các bệnh do protozoan xuất hiện trong bầy đàn phần nhiều là do môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, cá bị stress. Do vậy, người nuôi cần đặc biệt lưu tâm đến công tác quản lý ao nuôi, nguồn nước cấp cho ao, thường xuyên khử trùng ao nuôi, hạn chế nuôi cá với mật độ quá dày, kịp thời xử lý khi cá có biểu hiện bệnh, nhằm tránh lây lan rộng trong bầy đàn hoặc lay lan sang các ao nuôi khác.

    Nguồn Mạnh Kha-Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Zalo
    Hotline