I. TÁC NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH LÝ
- Giun tròn, giun đầu gai là tác nhân thường xuyên ký sinh trên cá lóc.
- Các nhóm giun có đầu móc, ký sinh trên thành ruột và hút chất dinh dưỡng.
* Biểu hiện bên ngoài: Cá bị stress, dễ bị giật mình khi có tiếng động. Cá ăn ít, chậm lớn, sắc tố trên da sậm màu. Trường hợp cá bị nhiễm mật độ cao phần hậu môn nhô lên, có giun lồi ra ở lỗ hậu môn.
* Bên trong: Có thể quan sát thấy giun trong ruột cá ký sinh bằng mắt thường. Trường hợp bị nhiễm ký sinh mật độ cao, tập hợp bó thành từng bó ký sinh bên trong ruột và túi mật.
- Cá bị nhiễm giun thường gặp ở giai đoạn nhỏ, vào thời điểm giao mùa hoặc cá cho ăn mồi tươi sống.
II. QUY TRÌNH XỬ LÝ GIUN SÁN KÝ SINH
Giun, sán ký sinh trong ruột cá lóc thường không gây chết cá. Các đầu móc cắm vào thành ruột và hút chất dinh dưỡng, gây viêm và co thắt đường ruột, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, trao đổi chất bình thường của cá. Trường hợp cá bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bằng kháng sinh.
Lưu ý:
o Cho ăn kèm UV-ALIMAX để phòng ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế tổn thương đường ruột trong quá trình xổ.
o Phục hồi đường ruột và tăng sức đề kháng cho cá sau khi xổ giun sán.
o Giảm lượng thức ăn 30-50% trong quá trình xổ để đạt hiệu quả cao nhất.
o Định kỳ 15 ngày tiến hành xổ 1 lần để phòng ngừa giun, sán ký sinh.