Biện pháp chống rét cho vật nuôi

logo
EN

Biện pháp chống rét cho vật nuôi
Ngày đăng: 14/01/2021 7045 Lượt xem

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.

    Đối với trâu, bò

    Chuồng trại: Cần đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, luôn giữ nền chuồng khô và bổ sung chất độn chuồng (bằng rơm, rạ hoặc mùn cưa,…); nếu nhiệt độ trong ngày dưới 130C không chăn thả trâu, bò; khi nhiệt độ ngoài trời dưới 100C cần sưởi ấm cho trâu, bò. 

    Thức ăn: Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm, rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, vitamin dưới dạng Premix để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.

    Chăm sóc nuôi dưỡng: Cho trâu, bò ăn đủ lượng cỏ các loại (cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê) với lượng từ 30 - 40 kg và 3,5 kg thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...) trong một ngày đêm đối với 1 trâu, bò khối lượng 300 kg; bổ sung muối ăn với lượng 15 g (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hòa vào nước uống (nước ấm là tốt nhất) cho trâu, bò uống; không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; mặc áo chống rét bằng bao tải để giữ ấm cho trâu, bò; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng...

    Đối với heo

    Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với heo con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho heo vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C.

    Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung thêm Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng heo.

    Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hóa chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid và rải vôi bột...; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh cho đàn heo như: Dịch tả heo, Tai xanh, Lở mồm long móng...

    Đối với gà

    Giữ ấm cho đàn gia cầm (che chắn, chống gió lùa, bổ sung thêm bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.

    Mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6 - 8 con/m2; gà thịt: 8 - 10 con/m2.

    Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco-K-C, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

    Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng.

    Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột...

    Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, và các bệnh ở đường hô hấp…

    Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh.

     

    Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline