Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

logo
EN

Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?
Ngày đăng: 09/03/2021 6257 Lượt xem
    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

    Gần đây xuất khẩu cá tra đã lần đầu tăng trưởng dương trở lại sau 9 tháng sụt giảm, đâu là nguyên nhân thưa ông?

    Theo các số liệu mà chúng tôi có được, xuất khẩu cá tra 2 trong tháng đầu năm nay đã đạt 214 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau nhiều tháng sụt giảm việc xuất khẩu cá tra tăng trở lại đã cho thấy nhà nhập khẩu cũng như doanh nghiệp đang thích nghi dần với tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) để hưởng ưu đãi thuế, tăng tính cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu vào những thị trường mới cũng phần nào giúp kim ngạch cá tra phục hồi.

    Cụ thể, xuất khẩu cá tra vào các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có kim ngạch chỉ thua kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ và vượt qua thị trường Trung Quốc, Hồng Kông. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra giảm dần việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tạo sự cân bằng trong hoạt động xuất khẩu vào các thị trường lớn.

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?
    Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP

    Với sự cải thiện nói trên, ông đánh giá thế nào về xu hướng thị trường xuất khẩu cá tra trong năm nay?

    Theo đánh giá của chúng tôi, do ảnh hưởng việc hạn chế đi lại để phòng ngừa dịch bệnh khiến khách hàng của doanh nghiệp tại các nước có FTA không thể sang Việt Nam để đẩy nhanh và mạnh quá trình mua hàng.

    Nếu dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế, thương mại toàn cầu và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh sẽ có tác động tích cực lên tốc độ phục hồi và tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành cá tra nói riêng. Từ đó chúng tôi dự báo trong năm nay cá tra sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt khoảng 1,6 tỷ USD.

    Dù vậy, việc phục hồi và phát triển của ngành sẽ phụ thuộc nhiều vào việc triển khai thành công các chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại các nước. Song song với việc triển khai vaccine nhanh chóng và rộng rãi, Chính phủ các nước cũng sẽ đẩy mạnh sớm các chính sách nhằm phục hồi - phát triển kinh tế.

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Nhiều tín hiệu khả quan hơn cho cá tra trong các tháng đầu năm nay

    Tôi cho rằng, con đường phía trước dẫu sáng sủa hơn năm ngoái nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết như: Các rào cản thuế chống bán phá tại thị trường Mỹ chưa có dấu hiệu sẽ được chấm dứt trong 5 năm tới; thị trường Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng, nhưng đồng thời sẽ siết chặt kiểm tra thủy sản nhập khẩu, nhất là sau khi xảy ra dịch Covid; xu hướng của các thị trường nhập khẩu sẽ ngày càng quan tâm đến chất lượng và yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất bền vững…

    Vậy ngành cá tra sẽ làm gì để giải quyết những thách thức, thưa ông?

    Để giải quyết các thách thức, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp cá tra bên cạnh việc tập trung phát triển các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN... cần tìm kiếm các thị trường mới như Ấn Độ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ kết hợp với các cơ quan liên quan để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu về C/O tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; phổ kiến thức về các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… dưới nhiều hình thức nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và tận dụng khá hiệu quả các ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu.

    Cùng với đó, chúng tôi cũng khuyến khích doanh nghiệp cần triển khai những hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ cá tra trong nước, nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng từ sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu. Theo đó, trong thời gian tới doanh nghiệp cần kết nối với hệ thống nhà hàng, khu du lịch, bếp ăn tập thể tại các trường học, khu công nghiệp, quân đội... gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và quản lý tốt chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc.

    Theo đánh giá của chúng tôi, tới nay doanh nghiệp cá tra đã tích cực trong việc đưa sản phẩm vào thị trường nội địa thông qua hệ thống các siêu thị lớn, đa dạng mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên mặt hàng hàng đông lạnh vẫn chiếm đa số, vì thế một số doanh nghiệp đang đẩy mạnh phân phối thông qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki… Chúng tôi nhận định, về lâu dài việc phát triển thị trường nội đia tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mà còn góp phần vào việc xây dựng hình ảnh sản phẩm cá tra Việt Nam. Từ đó giúp ngành hàng cá tra phát triển một cách bền vững hơn.

    Xin cảm ơn ông!

    Nguồn Báo Công Thương

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Zalo
    Hotline