NGUYÊN NHÂN
- Cá rô là loài cá nội địa có giá trị kinh tế cao, và là đối tượng dễ nuôi ở quy mô nuôi công nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì bệnh trên cá rô diễn biến phức tạp, tỷ lệ hao hụt cao. Một số bệnh thường xuất hiện là đen thân - đục mắt, lở loét, nấm nhớt, xuất huyết. Trong đó bệnh đen thân gây tỷ lệ hao nhiều ở giai đoạn dưới 60 ngày tuổi.
- Theo nghiên cứu của Từ Thanh Dung và CTV.,2012 thì vi khuẩn Streptococcus iniae (S.iniae) Gram dương, hình cầu là tác nhân gây bệnh “đen thân” trên cá rô đồng (Anabas testudineus).
DẤU HIỆU BỆNH LÝ
- Biểu hiện bên ngoài: Cá giảm ăn, bơi lờ đờ trên mặt ao, cơ thể cá có màu đen bất thường. Mắt cá lồi và đục, bụng trương to, có một số trường hợp cá bị xuất huyết ở hậu môn, các gốc vây và xung quanh mắt. Màu sắc bên ngoài cá khỏe (Hình D), cá bị bệnh đen thân (Hình E).
- Biểu hiện bên trong nội quan: Xoang bụng có dịch máu, gan thận và tùy tạng xưng to, trường hợp nặng các nội quan bị xuất huyết và dính lại với nhau (Hình F).
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Khuyến cáo phòng bệnh chung:
- Diệt ký sinh, vi khuẩn, nấm định kỳ.
- Giữ môi trường nước sạch, ít khí độc.
- Chọn con giống chất lượng, nuôi mật độ tương đối.
- Bổ sung các nhóm Vitamin, Men vi sinh, để tăng sức đề kháng cho cá.
BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH