Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

logo
EN

Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
Ngày đăng: 22/07/2020 7742 Lượt xem

    Tôm thẻ có cơ chế tự chữa lành vết thương khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.

    Những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã gây không ít khó khăn đối với các mô hình nuôi trồng thủy sản. Cho dù là nóng hay lạnh thì đều có ảnh hưởng rất lớn đến tôm cá nuôi. Tăng trưởng, sự sống và sự phát triển của chúng đều sẽ bị ngưng trệ. Vì thế đã có không ít nghiên cứu tập trung chú ý đến những phản ứng của động vật thủy sản khi nhiệt độ bị thay đổi. 

    Sự biến động nhiệt độ một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến tôm thẻ chân trắng, loài thủy sản thiết yếu nhất trên toàn cầu. Do tôm thẻ xuất xứ từ vùng nhiệt đới, nên khả năng chịu lạnh của chúng rất thấp. Khi đó nhiều bất thường trong các phản ứng sinh lý của cơ thể tôm sẽ diễn ra như ngừng tăng trưởng, ngừng bơi và giảm ăn một cách rõ rệt. Thậm chí tôm thẻ sẽ chết hàng loạt khi nhiệt độ xuống thấp dưới 13oC. Một cơ chế tự điều chỉnh thương tổn do tác nhân môi trường kể cả nhiệt độ đã được phát hiện. Tuy nhiên cơ chế chính xác thì chưa rõ.

    Ruột là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tôm. Ngoài tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng thì ruột cũng tham gia và các phản ứng miễn dịch. Người ta chứng minh rằng có một mối liên kết chặt chẽ giữa các vi sinh vật đường ruột và hệ thống miễn dịch ở tôm, từ đó sức khỏe tôm có tốt, một phần cũng nhờ vào hoạt động mạnh mẽ của các probiotic này. Các yếu tố xấu từ môi trường có thể tác động rất lớn đến thành phần vi khuẩn và chức năng miễn dịch ở ruột tôm thẻ, trong đó có thay đổi độ mặn, pH hay các chất thải ô nhiễm. Nhưng riêng các phản ứng của ruột đối với sự biến động nhiệt độ thì chưa rõ ràng. Vẫn chưa biết được hệ thống miễn dịch - hàng rào phòng thủ của tôm và thành phần của probiotic khi tôm nuôi trong nước lạnh sẽ có cơ chế như thế nào?

    Để trả lời câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tập trung vào các phản ứng stress nhất định ảnh hưởng đến tôm thẻ khi nhiệt độ thấp, ở cả mức độ gen và mô. Trước đây, tôm thẻ được chứng minh là tự hồi phục thương tổn do tiếp xúc lâu dài với pH thấp. Tuy vậy cơ chế chính xác vẫn còn là một ẩn số, nhưng khi pH thấp thấy rõ số lượng gen miễn dịch trong đường ruột giảm đi một cách đáng kể. Melanin hóa xuất hiện nhiều do enzyme proPO thực hiện, đây là phản ứng thường gặp nhất của hệ miễn dịch tôm khi đối phó với bất thường. Enzyme này cũng chịu trách nhiệm chữa lành vết thương và tiêu diệt một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Trong khi hệ miễn dịch là tuyến đầu bảo vệ tôm chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. 

    Khi nhiệt độ xuống thấp, khả năng phát hiện và loại bỏ mầm bệnh của tôm giảm đáng kể. Lớp chất nhầy bao phủ bảo vệ đường ruột trở nên lỏng lẻo, protein Mucin từ lớp chất nhầy giảm rõ rệt, protein này có vai trò duy trì chức năng của niêm mạc ruột và sửa chữa lớp biểu mô bị tổn thương. Các gen chống oxy hóa bị hạn chế hoạt động do kích thích từ biến động nhiệt độ. Tất cả những chứng minh trên minh họa cho vấn đề muốn duy trì sự cân bằng nội môi trong quá trình biến động của nhiệt độ thì tôm có thể huy động rất nhiều thành phần trong hệ thống phòng thủ miễn dịch của mình cùng hợp sức chống lại. Tuy nhiên việc nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ nhiễm kép mầm bệnh, chưa biết hệ hệ miễn dịch có đủ sức chống lại hay không?

    Nhưng khi điều chỉnh nhiệt độ lên 28oC thì hầu hết các phản ứng của hệ miễn dịch đều có xu hướng hồi phục về trạng thái bình thường. Hiện tượng này khẳng định khả năng tự hồi phục đáng kinh ngạc của tôm thẻ chân trắng, sự gia tăng liên tục của protein Mucin sẽ giúp tôm chữa lành những tổn thương ở đường ruột.

    Nếu con tôm có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh thì tổng thể sức khỏe sẽ tốt. Tuy nhiên nhiệt độ lại có khả năng làm thay đổi thành phần nhóm probiotic này, sự phong phú bị sụt giảm rõ rệt khi nhiệt độ biến động. Điều này làm tăng nguy cơ làm tôm mắc các bệnh đường ruột. Cụ thể khi tôm thẻ nhiễm khuẩn vibrio hay virus đốm trắng thì thành phần của nhóm vi sinh vật này đều bị thay đổi, làm chúng bị ngưng trệ sự vận chuyển dinh dưỡng qua màng tế bào của chúng. Một số chất do vi sinh vật tiết ra có thể góp phần vào sự điều hòa chuyển hóa năng lượng cho tôm trong quá trình thay đổi nhiệt độ.

    Ở tôm thẻ, chức năng của đường ruột sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các vi khuẩn, có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Khi tôm bị stress, tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn là nhóm lợi khuẩn trong đường ruột. Nên khả năng phát bệnh là rất cao. Vẫn chưa biết chính xác những thay đổi ở cộng đồng vi sinh vật là nguyên nhân hay hậu quả của hệ thống phòng thủ miễn dịch, tuy nhiên không thể phớt lờ quá trình tự hồi phục của tôm thẻ, đó là một bước tiến mới để nghiên cứu thêm giúp tôm tự mình cải thiện được sức khỏe mà không cần bổ sung nhiều chất khác. 

    Hà Tử - Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline