Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

logo
EN

Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021
Ngày đăng: 15/12/2021 9491 Lượt xem

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.

    Các nhà sản xuất cá tra trên thế giới vẫn tiếp tục quay cuồng sau một năm hỗn loạn đóng cửa - mở cửa 2020. Doanh số bán hàng của kênh Horeca tại các khu vực thị trường mục tiêu giảm sút dẫn tới giá mua thấp, nhiều nhà sản xuất ngừng kinh doanh hoặc giảm lượng hàng dự trữ.

    Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), diện tích nuôi thả cá tra tại ĐBSCL trong các tháng 7 - 8 - 9/2021, giảm khoảng 30 - 55% sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nên trong các tháng 1, 2 và 3 của năm 2022, có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu. Dự kiến, sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỷ USD.

    Giá cá tra nguyên liệu trong nửa đầu năm 2021 tại ĐBSCL thấp và thiếu ổn định, do đó, cần phải xem xét thêm lượng hàng dự trữ của các nhà XK. Cũng trong thời gian này, giá bột cá liên tục tăng khiến cho lợi nhuận của cả người nuôi và DN bị nghẹt ngòi cho dù họ đã thay đổi phương thức cho ăn để giữ size cá.

    Kể từ cuối tháng 7/2021, khi lực lượng lao động từ Tp.Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam bộ trở về miền Tây sau thời gian dài giãn cách đã khiến Covid-19 len lỏi vào sâu trong các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam. Kể từ thời điểm này, cả nuôi trồng, vận chuyển và XK cá tra của Việt Nam chững, giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái.

    Cho tới thời điểm này, Việt Nam vẫn là nhà sản xuất và cung cấp cá tra hàng đầu thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của cá tra Việt Nam, sau khi phục hồi vào nửa cuối năm 2020, XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3-4/2021. Các nhà NK cá tra cho biết, giá cá nước ngọt của nước này trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng nuôi của Trung Quốc do đó cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm thủy sản thay thế hấp dẫn.

    Nhu cầu NK cá tra của người tiêu dùng Mỹ cũng đã hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm (Foodservice) của nước này. Lượng NK cá da trơn của Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2021 tăng gần gấp đôi so với quý 2/2020 và là mức NK cao nhất kể từ năm 2018.

    Cho dù, Việt Nam đánh giá Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà XK cá tra, tuy nhiên cho tới năm nay dường như xu hướng này vẫn đang đi ngược lại. Tình trạng ảm đạm tại thị trường EU vẫn tiếp diễn có thể là do nhu cầu từ kênh Horeca giảm, chi phí vận chuyển cũng tăng quá cao trong khi giá NK trung bình không tăng được.

    Do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và sự giậm chân ở một số thị trường lớn như EU hay ASEAN nên các thị trường mới nổi như: Nga, Ai Cập, Brazil, Mexico… là chất xúc tác giúp lan tỏa các điểm đến cho các lô hàng cá tra Việt Nam XK trong năm 2021.

    Giá NK cá tra phile trung bình của một số nước như Mỹ, Brazil, Trung Quốc dự báo vẫn tiếp tục tăng ổn định cho tới cuối năm 2021.

    Cho tới nay, diện tích cá tra nuôi tại ĐBSCL đang giảm, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu đã đề ra do vậy nhiều khả năng nửa đầu năm 2022, các nhà chế biến cá tra Việt Nam thiếu hụt nguyên liệu cho XK. Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục căng thẳng tại miền Tây - nơi tập trung hầu hết các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam, điều này có thể tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, chế biến và logistics và khả năng mở rộng thương mại toàn cầu của cá tra Việt Nam trong năm tới.

    Nguồn Vasep - Tạ Hà (Tổng hợp từ các nguồn thông tin quốc tế)

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Zalo
    Hotline