Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

logo
EN

Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng
Ngày đăng: 03/02/2021 7496 Lượt xem

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

    Phương thức chăn nuôi

    Phương thức nuôi vịt rất phong phú, có thể lựa chọn phương thức nuôi khô hoàn toàn hoặc lựa chọn phương thức truyền thống nuôi có nước bơi lội. Ðối với phương thức nuôi vịt trên khô sẽ chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế lây lan, phát tán mầm bệnh, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước. Nuôi theo phương thức có nước thì cần lưu ý không nên thả vịt tự do ra ao, hồ, cũng như không nuôi nhốt vịt trên các sông suối, không thả vịt chạy đồng tự do sẽ gây ô nhiễm môi trường mà chỉ nên quây nhốt vịt trên ao hoặc thả trên đồng rộng có khoanh vùng kiểm soát.

    Chuồng trại

    Chuồng nuôi vịt nên làm xa khu dân cư, đường giao thông và các công trình công cộng khác. Khu chăn nuôi vịt cần phải có tường rào bao quanh, có hàng rào tách biệt, ngăn cách, không nuôi chung với các loại gia súc và gia cầm khác. Tại cửa ra vào chuồng nuôi cần bố trí hố khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng. Chuồng nuôi cần làm chắc chắn, xây ở nền đất cao ráo.

    Phương thức nuôi vịt khô giúp kiểm soát dịch bệnh - Ảnh: PTC

    Giống

    Hiện, có nhiều giống vịt hướng trứng để lựa chọn như: Vịt Khaki Campbell, Vịt Triết Giang, Vịt Cỏ màu cánh sẻ, Vịt Ðại Xuyên TC.  

    Thức ăn

    Thức ăn cho vịt cần phải đảm bảo đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thức ăn có chất kích thích tăng trọng. Sau khi vịt đẻ trứng đầu tiên cần tăng thức ăn lên 15%; khi tỷ lệ đẻ đạt 5% mỗi ngày tăng thêm 5 g/con; tỷ lệ đẻ đạt 50% thì cho ăn tự do trong thời gian ban ngày. Ngoài thức ăn hỗn hợp, nên cung cấp cho vịt thêm thóc mầm, rau xanh, khoảng 20 - 30g/con/ngày. Cho vịt ăn 2 bữa trong ngày, mùa hè nên cho ăn vào sáng sớm và chiều muộn.

    Chọn vịt sinh sản

    Trước khi kết thúc giai đoạn vịt hậu bị 2 tuần cần tiến hành chọn vịt mái lên nuôi sinh sản. Chọn những con có bộ lông sáng bóng, áp sát vào thân, khối lượng đạt chuẩn trung bình, khung xương chắc chắn, thân hình cân đối, có vùng xương chậu mở rộng, bụng mềm.

    Kiểm tra sức khỏe đàn vịt

    Hàng ngày, buổi sáng kiểm tra tình hình sức khỏe đàn vịt nếu phát hiện thay đổi bất thường cần có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cho thú y để được tư vấn. Trong giai đoạn vịt sinh sản cần loại những con vịt quay lông (rụng lông ống ở cánh và đuôi), những con có màu lông, màu mỏ và màu chân không nhạt đi sau một thời gian đã đẻ vì những con này năng suất trứng rất thấp. Hạn chế tác động mạnh về ánh sáng, âm thanh và những tác động khác đến đàn vịt sinh sản để tránh hiện tượng đẻ trứng kém chất lượng.

    Công tác thú y

    Sử dụng các chất sát trùng để xử lý chuồng nuôi định kỳ 1 - 2 lần/tuần và sau từng đợt chăn nuôi. Giám sát theo dõi chặt chẽ khi đàn vịt có bệnh, cách ly và chẩn đoán điều trị ngay những con bị bệnh. Nước thải, nước rửa chuồng phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và không an toàn cho sản xuất. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine như: dịch tả vịt, viêm gan siêu vi trùng, H5N1… cho đàn vịt.

    >> Ngoài những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, người nuôi cần áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật để đảm bảo chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững.

    Theo Thái Thuận - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Zalo
    Hotline