Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

logo
EN

Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết
Ngày đăng: 03/06/2020 6729 Lượt xem

    Cá mắt lồi

    Cá rô phi bị bệnh mắt lồi

           Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.

           Sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến do những ưu điểm: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ, không gây nên hiện tượng đề kháng thuốc và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người dân ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu thảo dược có tính kháng vi khuẩn Streptococcus agalactiae.

    Một số thảo dược có tác dụng kháng Streptococcus agalactiae

           Đối với nhóm vi khuẩn Streptococcus, đã có nhiều nghiên cứu tìm ra một số loại thảo dược có tác dụng kháng Streptococcus cũng như xác định được loại dung môi tạo dịch chiết đạt hiệu quả kháng Streptococcus mạnh nhất. Dịch ép của cỏ lào (Eupatorium odoratum) đã được đánh giá là có khả năng kháng khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi vằn. Dịch chiết lá hẹ (Allium tuberosum) có khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus sp. cao, trong đó nước, ethanol và methanol là các loại dung môi cho dịch chiết có tác dụng kháng S.agalactiae cao (Trương Thị Mỹ Hạnh, 2008).

           Dịch chiết lá cây hương thảo (Rosmarinus officinalis) có hiệu quả trị bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus sp. trên cá rô phi (Oreochromis spp.) (Abutbul và ctv., 2004). Nghiên cứu thực hiện trên cá rô phi lai trong 4 tuần với khẩu phần ăn có 0,5% tỏi (Allium sativum) cho thấy có tác dụng nâng cao miễn dịch và tính đề kháng bệnh của cá (Ndong và ctv., 2007). Dịch chiết bằng nước của lá chùm ngây (Moringa oleifera) có tác dụng kháng vi khuẩn S. agalactiae type 2 mạnh nhất, theo sau là chiết xuất bằng dung môi Chloroform của lá sầu đâu (Azadirachta indica) (Kamble và ctv., 2014). 

           Dịch chiết vỏ quế (Cinnamomum verum), củ tỏi (Allium sativum), hoa đinh hương (Eugenia caryphyllus), cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) cũng có tác dụng kháng S.agalactiae (Alsaid và ctv., 2010). Bên cạnh đó, dịch chiết bởi ethanol của ổi (P. guajava) và dịch chiết; bởi nước của cây duối nhám (S. asper) cũng có tác dụng kháng S. agalactiae mạnh. 

           Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục khảo sát tính kháng khuẩn của 2 loại cao chiết thảo dược (gừng và quế) tách chiết bằng phương pháp ngấm kiệt trong dung môi ethanol với các nồng độ khác nhau nhằm tìm ra nồng độ tối ưu cho tách chiết đối với hai chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae CC-2.1 và Q9-8.1 thu từ cá rô phi có biểu hiện xuất huyết, lồi mắt ở thành phố Hồ Chí Minh.

    Nghiên cứu ứng dụng dịch chiết quế và gừng trên cá rô phi

           Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát hiệu quả kháng khuẩn đối với hai chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae được phân lập từ cá rô phi bị bệnh lồi mắt, xuất huyết thu tại thành phố Hồ Chí Minh bởi cao chiết quế và gừng, được tách chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol ở 3 nồng độ riêng lẻ (96%, 72%, 48%) và liên tục (96% tiếp đến 72% và 48%). Sau đó các cao chiết được cô bằng máy cô quay (Haake Phoenix II - C25P - Thermo) ở nhiệt độ 60oC cho đến khi 99% dung môi được loại bỏ. Các cao chiết dạng sệt được bảo quản lạnh ở -200oC để sử dụng cho các thí nghiệm thử khả năng kháng khuẩn.


    Vòng vô khuẩn của cao chiết gừng và vòng vô khuẩn của cao chiết quế

           Qua nghiên cứu cho thấy chiết xuất thảo dược gừng và quế trong dung môi ethanol 96% đạt hiệu quả cao nhất. Khả năng kháng khuẩn Streptococcus agalactiae của cao chiết quế trong ethanol 96% (nồng độ cao chiết 330 mg/ml) cho đường kính vòng kháng khuẩn 29-34 mm và cao chiết gừng trong ethanol 96% (nồng độ cao chiết 330 mg/ml) cho đường kính vòng kháng khuẩn 14-17 mm, khả năng ức chế và diệt vi khuẩn Streptococcus agalactiae (5 x 103CFU/ml). Khả năng ức chế tối thiểu là MIC=2 mg/ml, MBC=8 mg/ml ở cao chiết quế; cao chiết gừng cho giá trị MIC=1 mg/ml, MBC=2 mg/ml).

           Cao chiết quế và gừng trong ethanol 96% là hai loại cao thảo dược có tiềm năng ứng dụng để phòng trị bệnh do Streptococcus agalactiae gây ra trên cá rô phi.

    Nguồn Tép Bạc-NH

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    Zalo
    Hotline