Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

logo
EN

Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng
Ngày đăng: 12/03/2021 11720 Lượt xem

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

    Nguyên nhân

    Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên, xét về tính chất khả năng lây lan, có thể chia làm 2 nhóm tác nhân:

    Nhóm tác nhân không truyền nhiễm: Chim cút bị thoái hóa giống; bị stress do môi trường; thức ăn thiếu hoặc mất cân đối dưỡng chất; chăm sóc chim không hợp lý.

    Nhóm tác nhân truyền nhiễm: Chim cút bị nhiễm một số bệnh như bệnh bạch lỵ, thương hàn, dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm.

    Chim cút đẻ trứng trắng ảnh hưởng đến kinh tế người nuôi

    Triệu chứng

    Chim cút đẻ trứng trắng là hiện tượng trứng chim đẻ ra không có sắc tố, không có hoa đặc trưng, thậm chí không có vỏ. Ðây là triệu chứng điển hình khi trong đàn thấy cả trứng bình thường lẫn trứng bạc màu và trứng không có vỏ vôi. Bên cạnh đó, quan sát kỹ sẽ thấy một số triệu chứng khác của bệnh như phân có màu vàng nhớt, chim bỏ ăn ủ rũ, có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi giật lùi.

    Trị bệnh

    Khi chim bị bệnh, người nuôi có thể sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn (bệnh bạch lỵ, thương hàn) và phòng những bệnh kế phát khi chim bị các bệnh do virus gây ra (dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm). Trường hợp nguyên nhân là do virus viêm phế quản truyền nhiễm gây ra: Ðây là bệnh do virus gây ra nhưng can thiệp kịp thời có thể giảm tối đa thiệt hại bằng cách cho uống vaccine, kháng sinh và thuốc trợ lực. Cho cả đàn uống ngay vaccine ND.IB. Thực hiện bằng cách bỏ hết nước uống ra, cho chim ăn bình thường. Sau khoảng 30 phút (mùa lạnh có thể cho nhịn uống lâu hơn) cho nước uống đã pha vaccine vào cho cả đàn uống sao cho trong khoảng 30 - 60 phút sau khi chim uống hết nước vaccine. Sau đó cho đàn cút uống nước bình thường. Trước và sau khi cho chim uống vaccine 2 ngày không được sát trùng chuồng nuôi.

    Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp vào thức ăn hay nước uống của chim để khắc phục hiện tượng trên.

    Phòng bệnh

    Trong quá trình nuôi, cần kiểm soát được những vấn đề sau: con giống tốt, chăm sóc hợp lý, nguồn thức ăn đủ số lượng và chất lượng… thì đàn chim đẻ trứng đạt yêu cầu.

    Cần lựa chọn con giống tốt, phải chọn con giống khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết rõ nguồn gốc giúp tránh được tình trạng chim bị cận huyết, thoái hóa giống.

    Trong quá trình nuôi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng cho nhu cầu của chim. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường bất lợi, chim bị bệnh, chim đẻ đỉnh điểm, chim cuối chu kỳ đẻ trứng… vẫn cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sức sinh sản và sức khỏe của đàn chim. Việc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp, thuốc hỗ trợ điều trị vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên hoặc theo định kỳ không những tăng khả năng đề kháng cho chim mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

    Do chim cút khả năng chịu nóng kém nên lúc nắng nóng cần có biện pháp làm mát chuồng trại tránh những stress gây ra bởi môi trường. Chim cút cũng rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy cho chim nghe nhạc êm dịu thường xuyên sẽ tránh được tình trạng chim “giật mình” khi có tiếng động lớn (tiếng chó sủa, tiếng mưa trên mái tôn…).

    Hàng ngày cần theo dõi mọi hoạt động của chim cút để có những điều chỉnh kịp thời. Có thể quan sát bằng cách nhìn vào phân của chúng, nếu phân xanh thì chim cút đã mắc bệnh, phân trắng lỏng cút đã mắc bệnh nặng. Trường hợp khi phát hiện thấy cần ngăn cách, nuôi nhốt riêng con bị bệnh và tiếp tục theo dõi đưa ra biện pháp xử lý gấp, không để lây lan ra cả đàn.

    Ðịnh kỳ sát trùng tiêu độc chuồng và khu vực chăn nuôi. Sau khi dọn phân cần rắc vôi bột (hoặc phun thuốc sát trùng) đều lên tấm lót phân.

    Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa và thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống để nâng cao khả năng đề kháng cho chim. Cùng đó, sử dụng men tiêu hóa Lactolase nhằm tăng khả năng tiêu hóa và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột của chim.

    Có thể nhỏ mắt, mũi vaccine IB cho chim vào lúc 7 và 14 ngày tuổi. Tốt nhất vào giai đoạn 7 ngày tuổi nhỏ vaccine ND.IB, 2 tuần sau nhỏ lần 2, sau đó định kỳ 2 tháng cho uống một lần sẽ phòng được cả bệnh viêm phế quản truyền nhiễm lẫn bệnh Newcastle cho đàn cút.

     

    Theo Diệu Châu - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Chất chiết lá lựu cho kết quả đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.
    21/07/2020
    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
    21/07/2020
    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi lính đen vừa là mô hình làm sạch môi trường chăn nuôi, vừa là mô hình chăn nuôi kinh tế được nhiều địa phương ở các tỉnh triển khai, nhưng ở Đăk Hà, gia đình tôi triển khai đầu tiên. Sắp tới, tôi cũng có hướng nhân rộng thêm. Bây giờ thì không ai nói ông Ấn “điên, khùng” nữa rồi. Nếu ai muốn học hoặc làm, tôi sẵn sàng giúp đỡ” - ông Ấn cười vui vẻ.
    20/07/2020
    Nam Định: Ao cá

    Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
    16/07/2020
    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.
    15/07/2020
    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.
    15/07/2020
    Điều ít biết về da cá hồi

    Điều ít biết về da cá hồi

    Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.
    14/07/2020
    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2020 đang dần phục hồi do dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn đã được khống chế hoàn toàn.
    13/07/2020
    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.
    13/07/2020
    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, vừa phát hiện một loài tảo độc ở đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) sau khi quan trắc, phân tích mẫu nước.
    09/07/2020
    Những “ông đỡ sản ngư”

    Những “ông đỡ sản ngư”

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.
    09/07/2020
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Zalo
    Hotline