Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

logo
EN

Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng
Ngày đăng: 12/03/2021 11717 Lượt xem

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

    Nguyên nhân

    Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên, xét về tính chất khả năng lây lan, có thể chia làm 2 nhóm tác nhân:

    Nhóm tác nhân không truyền nhiễm: Chim cút bị thoái hóa giống; bị stress do môi trường; thức ăn thiếu hoặc mất cân đối dưỡng chất; chăm sóc chim không hợp lý.

    Nhóm tác nhân truyền nhiễm: Chim cút bị nhiễm một số bệnh như bệnh bạch lỵ, thương hàn, dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm.

    Chim cút đẻ trứng trắng ảnh hưởng đến kinh tế người nuôi

    Triệu chứng

    Chim cút đẻ trứng trắng là hiện tượng trứng chim đẻ ra không có sắc tố, không có hoa đặc trưng, thậm chí không có vỏ. Ðây là triệu chứng điển hình khi trong đàn thấy cả trứng bình thường lẫn trứng bạc màu và trứng không có vỏ vôi. Bên cạnh đó, quan sát kỹ sẽ thấy một số triệu chứng khác của bệnh như phân có màu vàng nhớt, chim bỏ ăn ủ rũ, có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi giật lùi.

    Trị bệnh

    Khi chim bị bệnh, người nuôi có thể sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn (bệnh bạch lỵ, thương hàn) và phòng những bệnh kế phát khi chim bị các bệnh do virus gây ra (dịch tả, viêm phế quản truyền nhiễm). Trường hợp nguyên nhân là do virus viêm phế quản truyền nhiễm gây ra: Ðây là bệnh do virus gây ra nhưng can thiệp kịp thời có thể giảm tối đa thiệt hại bằng cách cho uống vaccine, kháng sinh và thuốc trợ lực. Cho cả đàn uống ngay vaccine ND.IB. Thực hiện bằng cách bỏ hết nước uống ra, cho chim ăn bình thường. Sau khoảng 30 phút (mùa lạnh có thể cho nhịn uống lâu hơn) cho nước uống đã pha vaccine vào cho cả đàn uống sao cho trong khoảng 30 - 60 phút sau khi chim uống hết nước vaccine. Sau đó cho đàn cút uống nước bình thường. Trước và sau khi cho chim uống vaccine 2 ngày không được sát trùng chuồng nuôi.

    Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp vào thức ăn hay nước uống của chim để khắc phục hiện tượng trên.

    Phòng bệnh

    Trong quá trình nuôi, cần kiểm soát được những vấn đề sau: con giống tốt, chăm sóc hợp lý, nguồn thức ăn đủ số lượng và chất lượng… thì đàn chim đẻ trứng đạt yêu cầu.

    Cần lựa chọn con giống tốt, phải chọn con giống khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết rõ nguồn gốc giúp tránh được tình trạng chim bị cận huyết, thoái hóa giống.

    Trong quá trình nuôi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng cho nhu cầu của chim. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường bất lợi, chim bị bệnh, chim đẻ đỉnh điểm, chim cuối chu kỳ đẻ trứng… vẫn cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sức sinh sản và sức khỏe của đàn chim. Việc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp, thuốc hỗ trợ điều trị vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên hoặc theo định kỳ không những tăng khả năng đề kháng cho chim mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

    Do chim cút khả năng chịu nóng kém nên lúc nắng nóng cần có biện pháp làm mát chuồng trại tránh những stress gây ra bởi môi trường. Chim cút cũng rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy cho chim nghe nhạc êm dịu thường xuyên sẽ tránh được tình trạng chim “giật mình” khi có tiếng động lớn (tiếng chó sủa, tiếng mưa trên mái tôn…).

    Hàng ngày cần theo dõi mọi hoạt động của chim cút để có những điều chỉnh kịp thời. Có thể quan sát bằng cách nhìn vào phân của chúng, nếu phân xanh thì chim cút đã mắc bệnh, phân trắng lỏng cút đã mắc bệnh nặng. Trường hợp khi phát hiện thấy cần ngăn cách, nuôi nhốt riêng con bị bệnh và tiếp tục theo dõi đưa ra biện pháp xử lý gấp, không để lây lan ra cả đàn.

    Ðịnh kỳ sát trùng tiêu độc chuồng và khu vực chăn nuôi. Sau khi dọn phân cần rắc vôi bột (hoặc phun thuốc sát trùng) đều lên tấm lót phân.

    Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa và thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống để nâng cao khả năng đề kháng cho chim. Cùng đó, sử dụng men tiêu hóa Lactolase nhằm tăng khả năng tiêu hóa và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột của chim.

    Có thể nhỏ mắt, mũi vaccine IB cho chim vào lúc 7 và 14 ngày tuổi. Tốt nhất vào giai đoạn 7 ngày tuổi nhỏ vaccine ND.IB, 2 tuần sau nhỏ lần 2, sau đó định kỳ 2 tháng cho uống một lần sẽ phòng được cả bệnh viêm phế quản truyền nhiễm lẫn bệnh Newcastle cho đàn cút.

     

    Theo Diệu Châu - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline