Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

logo
EN

Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới
Ngày đăng: 17/02/2021 5783 Lượt xem

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    Năng suất cao

    Carinata, còn được biết đến là cây mù tạt Ethiopia, thuộc họ cải canola, một trong những cây hạt dầu có năng suất cao với tiềm năng trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi bền vững. Với nhiều quốc gia, cải carinata còn là giống cây trồng tương đối xa lạ. Khô cải carinata có nguồn gốc từ cây trồng không biến đổi gen, chứa hàm lượng cao protein, do đó đây được coi là thành phần protein hấp dẫn trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, thành phần thức ăn này mới chỉ thu hút sự chú ý của các công ty dinh dưỡng tại châu Âu - nơi đang cấm các sản phẩm cây trồng biến đổi gen.

    Nhiên liệu sinh học từ dầu hạt cải carinata đã được sử dụng trong các chuyến bay thương mại phản lực (loại dầu này không phù hợp làm thực phẩm cho người do chứa hàm lượng cao axit erucic) và thành phần xơ chúng là nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện năng.

    Cây cải carinata có thể sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệt và phát triển rất nhanh bằng bộ rễ cắm rất sâu vào lòng đất. Do đó, cải carinata có khả năng chịu hạn rất tốt. Loại cải này có thể phát triển suốt mùa đông để che phủ đất đai nên không ảnh hưởng đến cây lương thực. Thực tế, các cây trồng bao phủ đất đai như carinata đã góp phần tăng cao tỷ lệ thành công cho các vụ cây trồng lương thực khác. Hơn thế, việc thất thoát hạt cải luôn ở mức thấp nhất suốt vụ thu hoạch. Không có gì ngạc nhiên khi diện tích cải carinata đã tăng mạnh tại Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và Australia.

     

    Ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi

    Ðến nay, khô dầu hạt cải carinata là một sản phẩm protein được chứng nhận bởi tổ chức “Nhiên liệu sinh học bền vững” (RSB) - một tổ chức toàn cầu phi chính phủ gồm các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, chính phủ và liên hiệp quốc hỗ trợ sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững.

    Theo các thành viên của RSB và công ty di truyền giống cây trồng toàn cầu Agrisoma, một số giống cải carinata chứa 46% protein nên có thể thay thế các nguồn protein thức ăn chăn nuôi tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. Khô dầu hạt cải carinata cũng đã được Cục giám sát thực phẩm Canada, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ và Cục an toàn thực phẩm châu Âu cho phép sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho bò và bê.

    Cùng với các đối tác, công ty Agrisoma, một trong những doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất khô cải carinata đang nỗ lực để xin giấp phép sử dụng khô cải carinata làm thức ăn cho gia cầm, bò sữa, heo và các loài thủy hải sản. Tháng 12/2019, Agrisoma đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các hãng di truyền cây trồng toàn cầu khác Nuseed. Cụ thể, Agrisoma sẽ cung cấp nguồn gen cải carinata cùng các dữ liệu về giống cây trồng này và các chuyên gia nhiên liệu sinh học cho Nuseed trụ sở tại Saskatchewan, Canada. Do hạt cải carinata “mềm”, nên cả dầu và các thành phần khô dầu đều được ứng dụng tốt trong thức ăn chăn nuôi, theo Giám đốc phát triển kinh doanh Carinata của Nuseed, ông Alex Clayton. “Chúng tôi ưu tiên nhiều yếu tố trong canh tác cây cải carinata nhằm tối ưu các thành phần khô dầu làm thức ăn chăn nuôi. Nuseed hướng đến thu hoạch hạt cải có màu vàng đến nâu nhạt để đạt chất lượng khô dầu hàm lượng xơ thấp hơn, và tỷ lệ protein ổn định ở mức cao”, Alex Clayton cho biết.

    Triển vọng

    Năm 2019 trên tờ tạp chí Animals, một nhóm chuyên gia từ Ðại học Florida, Trung tâm nghiên cứu thức ăn cho bò sữa Mỹ và Viện Chăn nuôi tại Brazil đã phát hiện, đối với các loài nhai lại, khô cải carinata có khả năng tiêu hóa tương tự khô đậu và protein thô của nó phân giải rất tốt trong dạ cỏ. Nhóm chuyên gia không quan sát thấy bất cứ dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi. Các chuyên gia khuyến cáo không nên bổ sung khô cải carinata quá 10% trong thức ăn vì chứa glucosinolates. Nhưng cho vật nuôi ăn khô cải carinata ở hàm lượng thấp hơn được nhiều nông dân áp dụng từ 2, 3 thập kỷ trước.

    Năm 2019, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã công bố nhiều tài liệu về khô cải carinata. Theo đó, họ đã phát hiện, nếu cho vật nuôi ăn khô cải như một thành phần protein bổ sung ở tỷ lệ bằng 0,3% trọng lượng cơ thể bò Heifer giai đoạn nuôi tăng trưởng mỗi ngày sẽ có tác dụng nâng cao tăng trưởng trọng lượng trung bình của vật nuôi hàng ngày mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng của con non, thực trạng hormone tuyến giáp, hoặc các đáp ứng pha cấp. Theo một tài liệu nghiên cứu khác vào năm ngoái, các chuyên gia đã phát hiện khô cải carinata hoạt động tương tự như các phụ gia protein thường được sử dụng hiện nay. Ðiều này khẳng định cải carinata có khả năng trở thành protein bổ sung cho bò và bê.

    Năm 2020, các nhà nghiên cứu khác đã công bố những kết quả cho thấy cải carinata được trồng bằng một lượng phân đạm nhất định tại miền đông nam nước Mỹ cho cho sản lượng hạt và dầu cao nhất. Nhóm nghiên cứu khẳng định, ở miền đông nam nước Mỹ, cải carinata có thể được trồng trọt cả vào mùa lạnh với vai trò cây trồng bao phủ hàng triệu acre đất đai nông nghiệp vụ đông, cung cấp một nguồn năng lượng tái tạo và nguồn thức ăn giàu protein cho ngành chăn nuôi.

    Clayton tin rằng các sản phẩm khô cải carinata được sản xuất bền vững và được cấp chứng nhận của Nuseed sẽ sớm tạo được chỗ đứng trên thị trường thức ăn chăn nuôi. Vùng sản xuất chính cải carinata của Nuseed chủ yếu tập trung tại Nam Mỹ  - nơi đang trồng trọt hàng triệu acre cải carinata vừa để thu hạt, vừa bao phủ đất nông nghiệp. Bắc Mỹ cũng là vùng đất tiềm năng để mở rộng diện tích cây trồng này, cũng như châu Âu và Australia. Tại châu Âu, trong tháng 7/2020, Nuseed tuyên bố hợp tác với Saipol, một hãng sản xuất diesel sinh học lớn nhất châu Âu để cung cấp khô cải carinata Nuseed làm thức ăn chăn nuôi không biến đổi gen, giàu protein, năng lượng carbon thấp. Lô hàng cải carinata Nuseed đầu tiên từ Argentina đã được chuyển tới nhà máy của Saipol tại Pháp vào tháng 6 vừa qua.

     

    Theo Tuấn Minh - "Nguoichannuoi.vn" - Nguồn Theo LivestockFeed

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline