Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

logo
EN

Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 28/04/2020 19359 Lượt xem

    Men vi sinh giúp tăng cường miễn dịch trên động vật thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.

    Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

    Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.

    Vì sao men vi sinh lại có tác động tốt?

    Các vi sinh vật có lợi trong ruột sẽ làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào đường tiêu hóa (GI). Các chất được sản xuất bởi các probiotics còn có thể đóng vai trò là chất đối kháng hoặc đóng góp enzyme vào hệ tiêu hóa.

    Ngoài ra, probiotics còn cạnh tranh với sắt với vi khuẩn gây bệnh. Đối với vi khuẩn gây bệnh, khả năng thu nhận sắt là rất quan trọng để tồn tại trong vật chủ, nhiều gen liên quan đến việc hấp thụ chất sắt có liên quan đến độc lực của vi khuẩn, khi nồng độ sắt thấp, vi khuẩn có thể sinh độc tố giết tế bào chủ để lấy sắt..

    Siderophores - các chất có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các chế phẩm sinh học hoặc nội tiết đường ruột có lợi - làm giảm sự tồn tại của sắt đối với vi khuẩn gây bệnh, vì siderophores có ái lực cao với ion sắt, một số vi khuẩn có thụ thể với siderophore của vi khuẩn khác và lấy sắt của chúng. 

    Một phương thức khác là cải thiện khả năng miễn dịch, tăng hoạt động của đại thực bào và mức độ kháng thể. Probiotic có thể tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ và khả năng kháng bệnh của cá tôm đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thập kỷ qua. Trong đó, vi khuẩn lactic (Lactic acid bacteria) và các chủng Bacillus được sử dụng thường xuyên, chúng kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh và cải thiện khả năng chống nhiễm trùng đối với vi khuẩn gây bệnh. Cuối cùng, cải thiện chất lượng nước trong ao thông qua điều chế hệ vi sinh vật trong nước, cải thiện các thông số hóa lý của nước và kiểm soát mầm bệnh.

    Sử dụng men vi sinh hiệu quả

    Sử dụng men vi sinh phụ thuộc vào một số yếu tố, cơ bản bao gồm chủng men, mức độ liều lượng, hình thức bổ sung và thời gian áp dụng.

    Lựa chọn chủng men phù hợp 

    Việc lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sống sót trong dịch dạ dày, sản xuất enzyme ngoại bào, sản xuất các chất chống vi trùng, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học (hoạt tính tán huyết và mẫn cảm với kháng sinh). Độ bám dính vào niêm mạc ruột được coi là một tiêu chí lựa chọn quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

    Ngoài men vi sinh, paraprobamel (thành phần thành tế bào) cũng có thể đóng vai trò thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do mầm bệnh gây ra. Cả men vi sinh và paraprobamel đều có thể liên kết trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào tế bào ruột.

    Dùng qua chế độ ăn uống hoặc tắm

    Bổ sung vào chế độ ăn uống là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấy đông khô, đôi khi được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung. Probiotic cũng có thể được thêm vào toàn bộ bể hoặc nước ao.

    Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống (ví dụ như artemia) đã được chứng minh là một chất mang men vi sinh hiệu quả.

    Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

    Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng một cách hạn chế, nhưng hiện tại việc bổ sung kết hợp chế phẩm sinh học trong chế độ ăn cho động vật thủy sản trở nên phổ biến.

    Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong một loạt các điều kiện khác nhau, cũng như tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.

    Sử dụng vi khuẩn bất hoạt hoặc bào tử 

    Trạng thái bào tử là cấu trúc được tạo ra bởi một vài chi vi khuẩn và chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc các tác động đến vi khuẩn. Các bào tử giúp vi khuẩn sống sót bằng cách chống lại những thay đổi cực đoan trong môi trường sống của chúng, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu độ ẩm/khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và phóng xạ. Bào tử của lợi khuẩn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa hệ miễn dịch, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức độ dinh dưỡng thấp.

    Tóm lại, men vi sinh hiệu quả vì hệ vi sinh vật đường ruột phụ thuộc vào khả năng tương tác của vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, thông qua đó tác động đến tình trạng viêm nhiễm, chuyển hóa và miễn dịch. Mặc dù chúng ta không thể kết luận rằng chế phẩm sinh học có tốt hơn chất kích thích miễn dịch hoặc vắc-xin hay không, nhưng tác dụng có lợi của chúng đối với vật chủ và môi trường là không thể phủ nhận. Đây là một trong những phương pháp tiềm năng nhất hiện nay để tăng cường miễn dịch, giảm bớt tác động tiêu cực từ môi trường từ đó giúp kiểm soát bệnh trên cá tôm nuôi.

    Nguồn: Tép bạc

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan

    13/05/2020
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline