Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

logo
EN

Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi
Ngày đăng: 23/11/2021 10471 Lượt xem

    tôm thẻ chân trắng

    Ngành nuôi tôm đang phát triển rất nhanh ở các nước châu Á nhưng phải đối mặt với nhiều mầm bệnh nghiêm trọng. Ảnh minh họa.

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

    Ngành công nghiệp tôm đã phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, chẳng hạn như virus hội chứng đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), VAHPND, SHIV, virus đầu vàng (YHV), virus gây hội chứng Taura (TSV). 

    Trong thập kỷ qua, ngành này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một số bệnh mới xuất hiện và tái xuất hiện. Một trong những bệnh chính đó là AHPND còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này đã dẫn đến tỷ lệ tôm chết nghiêm trọng (lên đến 100%) trong quần thể tôm thẻ chân trắng và tôm sú và gây những tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành nuôi tôm. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh AHPND là đường tiêu hóa rỗng, dạ dày có màu trắng đục, gan tụy teo, tôm lờ đờ, bỏ ăn và vỏ mềm (Leano and Mohan, 2012). AHPND lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc năm 2009 và đang nổi lên ở các nơi khác trên khắp Đông Nam Á, như: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines (Flegel, 2012; Leano và Mohan, 2012; Lightner và cs, 2012, Leobert và cs, 2015).

    Tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là các chủng duy nhất của Vibrio parahaemolyticus (Tran Lộc và cs, 2013). Một độc tố nhị phân PirABvp, có sự tương đồng với độc tố tiêu diệt côn trùng (Pir) của Photorhabdus, được chứng minh là yếu tố độc lực của bệnh này. Năm 2016, Han và cộng sự đã tìm thấy 4 chủng V. campbellii có chứa hai gen pirAvp và pirBvp, có khả năng gây bệnh AHPND trên tôm. Điều này khẳng định 2 gen pirAvp và pirBvp chịu trách nhiệm trong việc quyết định độc tính của vi khuẩn gây bệnh AHPND và chúng có thể lan truyền theo chiều ngang giữa các loài vi khuẩn (từ V. parahaemolyticus sang V. campbellii) trong các ao nuôi tôm.

    Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) xảy ra ở nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc từ cuối năm 2019. 

    Trong khi bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND xảy ra trong vòng 35 ngày sau khi thả tôm vào ao nuôi và trong một số trường hợp nghiêm trọng sự khởi đầu của các dấu hiệu lâm sàng của AHPND bắt đầu sớm nhất là 10 ngày sau khi thả nuôi. Thì bệnh hậu ấu trùng trong suốt TPD thường xảy ra trong giai đoạn hậu ấu trùng PL 6-12 ngày tuổi, sớm hơn nhiều so với AHPND.

    Trong nghiên cứu của FengYang và cộng sự 2021, bệnh này TPD ảnh hưởng đến đến tôm thẻ chân trắng giai đoạn hậu ấu trùng 6-12 ngày tuổi và bệnh dẫn đến tỉ lệ chết hơn 90% trong vòng 24-48 giờ sau khi có dấu hiệu đầu tiên của các cá thể bất thường.

    tôm

    A, D tôm khỏe mạnh, B & E là tôm bị bệnh trong tự nhiên, C&F là tôm trong thử nghiệm gây bệnh. Ảnh từ nghiên cứu FengYang và cộng sự 2021.

    Các dấu hiệu lâm sàng tổng thể điển hình bao gồm đường ruột rỗng không có thức ăn và gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu làm cơ thể tôm bị bệnh nhìn trong suốt. Nghiên cứu mới đây của FengYang và cộng sự 2021 đã chỉ ra rằng “bệnh hậu ấu trùng thủy tinh” là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra.

    Ba chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây chết tôm cao là: chủng vp-HL-201910, vp-HL-202005 và vp-HL-202006 được phân lập từ tôm hậu ấu trùng nhiễm bệnh tự nhiên được thu thập từ các trang trại khác nhau. Chúng có liên quan rất chặt chẽ với nhau vì 16S rRNA và Gene Thermolabile Hemolysin của chúng giống hệt nhau. Các chủng này phát sinh bệnh lý giống nhau trên tôm thí nghiệm và có thể được phân lập lại thành công

    mô bệnh học

    A hình ảnh tôm. B hình mô bệnh học. Control shrimp tôm khỏe mạnh, Challenged shrimp tôm bị gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Ảnh từ nghiên cứu FengYang và cộng sự 2021.

    Nghiên cứu gây bệnh cho tôm trong phòng thí nghiệm cho thấy cấu trúc bình thường của ống gan tụy và biểu mô ruột giữa bị phá hủy nghiêm trọng do chủng vi khuẩn đại diện là vp-HL-202005.

    “Bệnh hậu ấu trùng trong suốt” do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mới có khả năng gây chết cao. Các nhà khoa học đổi tên nó thành “highly lethal Vibrio disease” Bệnh Vibrio gây chết cao (HLVD). Nghiên cứu so sánh cho thấy rằng chủng vi khuẩn mới vp-HL-202005 có độc lực cao gấp 1000 lần so với chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Hơn nữa, chất nổi không có tế bào vi khuẩn của vp-HL-202005 vẫn gây ra triệu chứng tương tự ở tôm hậu ấu trùng, điều này cho thấy rõ ràng rằng bệnh là do (các) độc tố vi khuẩn gây ra. 

    Chủng HLVD gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở gan tụy và ruột giữa và chủng này có độc lực mạnh hơn nhiều so với chủng AHPND do đó nó là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nghề nuôi tôm.

    Bạn đọc có thể tìm hiểu Bệnh hậu ấu trùng trong suốt trên tôm thẻ tại đây

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Zalo
    Hotline