Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

logo
EN

Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm
Ngày đăng: 16/07/2020 15809 Lượt xem

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.

    Suýt vỡ nợ vì nuôi tôm, cá vược….

    Về xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, Nam Định hỏi thăm lão nông Trần Thanh Năm không ai là không biết. Ông nổi tiếng khắp vùng quê này hơn chục năm nay về tài nuôi cá mát tay, cá thì con nào con ấy "siêu to khổng lồ".

     
    Nuôi cá trắm khủng bằng thảo dược, trong đó có tỏi khô ông Trần Thanh Năm ở xóm 19, Xuân Vinh bỏ túi tiền tỷ.

    Tìm đến nhà ông Năm không khó, nhưng để gặp được lão nông đặc biệt này phải chọn đúng thời điểm, bởi lúc nào ông cũng bận việc như “nuôi con mọn”. Cả ngày công việc nuôi cá khủng cứ quấn lấy chân, có tiền tỷ trong tay nhưng ít khi thấy ông ngơi tay.

    Ông Năm kể, ông "sống chết" với nông nghiệp từ đầu những năm 2000. Cũng từng đấy năm không biết bao lần ông lao đao với con tôm, con cá. Thời gian đầu, ông nuôi thử lứa tôm thấy hiệu quả nên các lứa tiếp sau nuôi với quy mô lớn. Nhưng buồn thay càng nuôi lớn bao nhiêu thì ông càng thua lỗ bấy nhiêu, nợ nần chồng chất.

    Chán tôm, ông lại chuyển sang nuôi cá vược, vài vụ đầu thấy nuôi cá vược vừa dễ lại hiệu quả kinh tế nên gia đình ông phấn khởi. Nhưng trớ trêu thay, mùa đông năm 2010, nhiệt độ giảm sâu cả một cái ao rộng lớn nuôi cá vược chết không con nào. Một lần nữa, ông Năm lại rơi vào cảnh nợ nần.

    “Năm đó ao cá vược nhà tôi con nào con ấy cũng nặng trên 2kg, vậy mà sau một đêm không khí lạnh về hơn 10 tấn cá bị chết sạch sành sanh, thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Cá chết, thua lỗ khiến vợ chồng tôi buồn chán, cả ngày chỉ biết ngồi một chỗ”, ông Năm nhớ lại.

    Nhờ cho cá trắm đen ăn thêm các loại thảo dược mà đàn cá phát triển tốt, mỗi năm ông Năm lãi tiền tỷ.

    Trải qua 2 lần thất bại, ông rút ra được nhiều bài học xương máu, nuôi con gì cũng phải tìm hiểu kỹ thuật, chịu khó đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước. Sau nhiều lần đi thăm quan mô hình nuôi cá trắm đen, ông Năm quyết định chuyển hết diện tích 4ha nuôi cá vược trước đó sang nuôi cá loại cá đặc sản này.

    Cùng với cá trắm đen, ông Năm thả nuôi kết hợp thêm cá trắm cỏ và cá chép nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Đây vốn dĩ là những loại cá truyền thống nên thả nuôi lứa nào là ông Năm thắng lứa đấy. So với nuôi tôm, nuôi cá vược, nuôi cá trắm đen tuy hiệu quả thấp hơn nhưng được cái "ăn chắc mặc bền".

    Bí quyết nuôi cá trắm đen "khổng lồ" bằng thảo dược

    Nhận thấy nuôi cá trắm đen chắc ăn, ông Năm thuê thêm đất mở rộng diện tích nuôi cá lên 6ha. Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi cá trắm đen của gia đình ông Năm xuất bán trên 100 tấn cá, trong đó 70 tấn là cá trắm đen (loại trên dưới 10kg/con) và 30 tấn là cá chép và trắm cỏ. 

     
    Nam Định: Nuôi cá trắm khủng bằng thảo dược, lão nông bỏ túi tiền tỷ  - Ảnh 3.

    Mô hình nuôi cá bằng thảo dược của ông Năm nhiều năm nay đang cho hiệu quả kinh tế cao.

    Thời gian gần đây giá cá trắm đen có biến động, nhưng luôn dao động từ 70- 100 ngàn đồng/kg, cá trắm cỏ và chép luôn ổn định ở mức giá là trên dưới 50 ngàn đồng/kg.

    "Cá trắm đen lúc xuất bán đều trên dưới 10 kg/con hết, nhiều con nặng tới gần 20kg, con nào cũng "siêu to khổng lồ" nhìn đã lắm. Mỗi khi nhà tôi xuống lưới kéo cá trắm đen lên bán, nhiều người đến xem không chán...", ông Năm cho hay.

    Doanh thu từ bán cá, (trong đó tiền thu từ bán cá trắm đen là chính) mỗi năm ở mức từ 6-7 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí ông Năm lãi khoảng gần 1 tỷ đồng”.

    Ông Trần Thanh Năm tâm sự, cá trắm đen là một loại cá truyền thống, nên về cơ bản là tương đối là dễ nuôi, nhưng chúng lại rất hay mắc các bệnh về tiêu hóa. Về các bệnh dạng này thì rất dễ chữa, chỉ cần dùng một số loại thảo dược là chữa được.

    Sau gần 10 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, ông Năm đúc kết ra một công thức ủ thảo dược để trộn vào thức ăn phòng bệnh cho cá vô cùng hiệu quả. Đàn cá không những không bị bệnh mà phát triển tốt, lớn nhanh, con nào con ấy đều nặng cả chục kg mỗi khi xuất bán.

    Nam Định: Nuôi cá trắm khủng bằng thảo dược, lão nông bỏ túi tiền tỷ  - Ảnh 4.

    Cận cảnh trang trại nuôi cá rộng hơn 6ha của gia đình ông Năm, mỗi năm xuất bán hơn 100 tấn cá thương phẩm các loại, trong đó 70% sản lượng là cá trắm đen đặc sản.

    “Nhiều năm nay, ngày nào tôi cũng xay tỏi rồi cho thêm một chút đường và dấm gạo nếp vào. Mấy thứ đó cho vào máy đảo đều lên, sau đó cho vào thùng ủ. Đợi tầm 5 hôm hỗn hợp tỏi xay, đường, dấm gạo này lên men rồi mang trộn vào cám mang cho cá ăn”, ông Năm chia sẻ.

    Nói thêm về tỷ lệ phối trộn, ông Năm cho hay, cứ 1 bao cám cá trọng lượng 25kg là trộn thêm 3 bát tỏi ủ, cho ăn thường xuyên là không bao giờ sợ cá bị bệnh đường ruột. Cách làm này đơn giản, rẻ tiền nhưng cực kì hiệu quả, ngoài ra còn kích thích cá tiêu hóa nên đàn cá lớn trông thấy, thịt lại thơm ngon hơn.

    Nguồn Dân Việt

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline