Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

logo
EN

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ
Ngày đăng: 27/02/2021 6227 Lượt xem

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh minh họa: TTXVN

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.

    Theo các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), năm 2012 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản. Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ. Đồng thời, các doanh nghiệp buôn bán thủy sản sẽ tăng cường nhập khẩu trở lại nhờ hoạt động hồi phục trong nửa cuối năm 2020 và 2021; tăng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.

    Theo các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng tôm trong năm 2021, đạt khoảng 730.000 tấn, tăng 4%. Do vậy, nguồn tôm cung cấp ổn định sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường xuất khẩu.

    Các chuyên gia FPTS cũng dự báo, năm 2021, giá bán tôm xuất khẩu khả năng cao sẽ không tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất khó dự báo và phụ thuộc rất lớn vào mức độ hồi phục của các kênh tiêu thụ chính. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng, khi sản lượng tôm toàn cầu được dự báo tăng trở lại và cùng với đó là sự phát triển của xu hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro của các cường quốc xuất khẩu tôm trên thế giới.

    "Với giả định tình hình dịch bệnh trên thế giới dai dẳng, nhưng mức độ sẽ giảm dần nhờ sự phân phối rộng rãi hơn của vaccine trong năm 2021, các kênh tiêu thụ food services như nhà hàng, khách sạn, casino, khu du lịch,… sẽ dần phục hồi. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ khoảng 5%, trung bình đạt 9,6 USD/kg", báo cáo của FPTS nhận định.

    Các chuyên gia BSC cũng cho rằng, năm 2021 sản phầm từ tôm khó có tốc độ tăng trưởng cao khi các quốc gia cạnh tranh quay trở lại hoạt động bình thường. Trong năm 2020, Ấn Độ và Ecuador (hai quốc gia cạnh tranh chính) đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến quy trình sản xuất bị gián đoạn. Trong khi đó, Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch tốt và chuỗi sản xuất tôm không bị đứt gãy đã tạo đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, năm 2021 tác động này khả năng khó có thể xảy ra khi các quốc gia quay lại sản xuất và giá bán tôm của Ấn Độ và Ecuador thấp hơn từ 10 – 15% so với tôm Việt Nam.

    Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường EU (chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam) kỳ vọng được hỗ trợ tích cực bởi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Khi đó, tôm nguyên liệu đông lạnh ngay lập tức giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi mặt hàng tôm chế biến sẽ được giảm dần về 0% sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực, cụ thể là kể từ ngày 1/1/2027.

    Thuế suất hỗ trợ 0% cho mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ thúc đẩy đáng kể lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này tại thị trường EU. Trong khi đó, năm 2021, mức thuế cho mặt hàng tôm chế biến vẫn là 7% - bằng với mức thuế ưu đãi GSP đang được hưởng. Do vậy, mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều lợi thế từ EVFTA.

    Bên cạnh các triển vọng tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi thuế suất chống bán phá giá sang thị trường Mỹ có thể tăng trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14). Dù vậy, giới phân tích vẫn kỳ vọng sản phẩm tôm Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được mức thuế chống bán phá giá 0% sang thị trường Mỹ như đã thể hiện tốt trong lần xem xét vừa qua – POR 13.

    Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần như tuyệt đối trên thế giới, chiếm 95%, năm 2019 (theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới - ITC). Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar hay Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu hoạt động nuôi trồng cá tra, tuy nhiên, do đặc điểm môi trường nước, thời tiết,… thịt cá tra được nuôi tại các khu vực này có đặc điểm là thịt vàng, do đó, không được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu và mới chỉ được tiêu dùng nội địa.

    Đối với cá tra, sản lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam cũng được dự báo tiếp tục tăng, trong khi sản lượng và giá bán xuất khẩu phụ thuộc lớn vào sức mua của người tiêu dùng tại các kênh tiêu thụ chính. FPTS kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu thụ sẽ ấm dần sau thời gian dài im ắng của các kênh nhà hàng, khách sạn, khu du lịch khi tình hình dịch COVID-19 tại các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, EU,… dần được kiểm soát.

    Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh với các loài cá thịt trắng thay thế trên thế giới sẽ gia tăng khi hầu hết sản lượng của cá rô phi, cá minh thái, cá hồi, cá tuyết trong năm 2021 đều được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực. Do vậy, giá bán cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó tăng mạnh.

    Tuy nhiên, với kỳ vọng về lợi thế giá bán thấp hơn so với các sản phẩm thay thế và nỗ lực của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi ngày càng tập trung vào sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu biến cá tra Việt Nam năm 2021.

    Các chuyên gia BSC cho rằng, giá cá nguyên liệu chưa đủ hấp dẫn để người dân mở rộng vùng nuôi sẽ khiến cho nguồn cung cá tra khó có thể mở rộng trong 3 - 6 tháng. Với kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện dần cùng với nguồn cung không mở rộng kịp (người dân thường mất 3 – 6 tháng từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch được cá), BSC kỳ vọng giá xuất cá tra khả quan hơn trong năm 2021 (tăng 10%).

    Theo dự báo của Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2021 đạt 9,4 tỷ USD . Bên cạnh các yếu tố hỗ trợ tích cực, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài cũng như tốc độ phục hồi các kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường phục hồi chậm hơn dự báo.

    Nguồn https://cafef.vn/ -  Theo Báo tin tức/TTXVN

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline