Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

logo
EN

Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm
Ngày đăng: 24/07/2020 9411 Lượt xem

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

    Qua thực tế tìm hiểu mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, năm 2017, ông Võ Thanh Triên, ở thôn Công Lương, xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng 7 ao nổi xi măng rộng tổng cộng gần 3 ha (gồm 3 ao tròn để nuôi ương, 2 ao nuôi thương phẩm, 1 ao cấp nước, 1 ao lắng xả thải để nuôi tôm thẻ chân trắng) tại khu nuôi tôm an toàn sinh học thôn Công Lương. Mô hình này áp dụng quy trình khép kín với hệ thống ao nuôi có mái che bằng lưới, trang bị máy sục khí tạo ôxy, hệ thống ống đưa nước vào ao nuôi, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.

    Mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xi măng của ông Võ Thanh Triên, ở xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Đưa tôi đi tham quan mô hình nuôi tôm của mình, ông Triên hồ hởi chia sẻ: “Nuôi tôm ao nổi cần vốn đầu tư lớn, vì vậy nên nhiều người còn ngại. Nhưng xét về lâu dài thì làm theo mô hình này lợi đủ đường, như: Tiết kiệm diện tích ao nuôi, tăng mật độ thả nuôi từ 100 con/m2 lên 200 con/m2; do tiết kiệm diện tích ao nên sẽ cần ít nước hơn, dễ quản lý, giảm chi phí vật tư, tiền thuê nhân công, mà năng suất, chất lượng tôm tăng lên rõ rệt, lại kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh rất thuận lợi. Tôi nuôi gối đầu, thả nuôi hơn 2 triệu con tôm giống/vụ. Trung bình mỗi vụ nuôi, thu hoạch tổng cộng tới 58 - 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập từ 4 - 5 tỷ đồng!”.

    Năm 2019, anh Nguyễn Mạnh Hải, ở thôn Xuân Khánh, xã Hoài Mỹ, cũng đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống ao nổi xi măng để nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nuôi tôm Công Lương trên tổng diện tích 2.600 m2. Anh Hải thổ lộ: “Nuôi theo kiểu này không chỉ hạn chế rủi ro mà còn hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, ô nhiễm môi trường vì nguồn nước được kiểm soát, xử lý từ khâu đầu đến khâu cuối. Tôm giống được nuôi ương trong ao tròn khoảng 1 tháng sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm, việc chuyển tôm chỉ cần xả nước ở ao ương là có hệ thống đưa tôm qua ao nuôi, không tốn công chuyển tôm, tiết kiệm thời gian, chi phí. Đến nay, tôi đã thu hoạch được 4 đợt, năng suất bình quân đạt 6 - 7 tấn/đợt”.

    Xã Hoài Mỹ hiện có hơn 35 ha ao tôm, tập trung chủ yếu tại thôn Công Lương với gần 60 hộ nuôi; trong đó có 16 ha vùng nuôi an toàn sinh học được dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) hỗ trợ 4 tỷ đồng vào năm 2015 để triển khai. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ Đặng Quốc Bảo, cả xã hiện có 3 hộ nuôi tôm bằng ao nổi xi măng đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Xã cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư liên kết với người nuôi tôm trong xã phát triển hình thức nuôi này theo chuỗi, nhằm góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

    Khu nuôi tôm ao nổi bằng sắt thép của anh Lê Bá Vinh tại xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn.

    Cũng áp dụng mô hình này, anh Lê Bá Vinh, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng tại xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) 4 ao ương tôm giống, 3 ao nuôi thương phẩm, 2 ao đất trải bạt để cấp nước vào ao nuôi, 1 ao đất có hệ thống lọc, xử lý nước thải. “Trung bình mỗi vụ nuôi tôi thả nuôi 400 - 600 nghìn con giống tôm thẻ chân trắng. Tùy theo cỡ tôm mà mình thả nuôi mật độ giống như ao đất, nhưng tôm nuôi ao nổi đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội, lại bớt hẳn nỗi lo dịch bệnh”, anh Vinh cho hay.

    Trao đổi về mô hình này, ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), nhìn nhận: Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao nổi là bước tiến mới khi người nuôi tôm tiếp cận KHKT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Song tạm thời hiện chưa thể nhân rộng, do việc áp dụng mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, người nuôi tôm phải có trình độ quản lý, nghiêm túc tuân thủ các quy trình kỹ thuật.

    ĐOÀN NGỌC NHUẬN - Vietlinh

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline