Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

logo
EN

Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm
Ngày đăng: 24/07/2020 9430 Lượt xem

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

    Qua thực tế tìm hiểu mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, năm 2017, ông Võ Thanh Triên, ở thôn Công Lương, xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng 7 ao nổi xi măng rộng tổng cộng gần 3 ha (gồm 3 ao tròn để nuôi ương, 2 ao nuôi thương phẩm, 1 ao cấp nước, 1 ao lắng xả thải để nuôi tôm thẻ chân trắng) tại khu nuôi tôm an toàn sinh học thôn Công Lương. Mô hình này áp dụng quy trình khép kín với hệ thống ao nuôi có mái che bằng lưới, trang bị máy sục khí tạo ôxy, hệ thống ống đưa nước vào ao nuôi, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.

    Mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xi măng của ông Võ Thanh Triên, ở xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Đưa tôi đi tham quan mô hình nuôi tôm của mình, ông Triên hồ hởi chia sẻ: “Nuôi tôm ao nổi cần vốn đầu tư lớn, vì vậy nên nhiều người còn ngại. Nhưng xét về lâu dài thì làm theo mô hình này lợi đủ đường, như: Tiết kiệm diện tích ao nuôi, tăng mật độ thả nuôi từ 100 con/m2 lên 200 con/m2; do tiết kiệm diện tích ao nên sẽ cần ít nước hơn, dễ quản lý, giảm chi phí vật tư, tiền thuê nhân công, mà năng suất, chất lượng tôm tăng lên rõ rệt, lại kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh rất thuận lợi. Tôi nuôi gối đầu, thả nuôi hơn 2 triệu con tôm giống/vụ. Trung bình mỗi vụ nuôi, thu hoạch tổng cộng tới 58 - 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập từ 4 - 5 tỷ đồng!”.

    Năm 2019, anh Nguyễn Mạnh Hải, ở thôn Xuân Khánh, xã Hoài Mỹ, cũng đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống ao nổi xi măng để nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nuôi tôm Công Lương trên tổng diện tích 2.600 m2. Anh Hải thổ lộ: “Nuôi theo kiểu này không chỉ hạn chế rủi ro mà còn hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, ô nhiễm môi trường vì nguồn nước được kiểm soát, xử lý từ khâu đầu đến khâu cuối. Tôm giống được nuôi ương trong ao tròn khoảng 1 tháng sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm, việc chuyển tôm chỉ cần xả nước ở ao ương là có hệ thống đưa tôm qua ao nuôi, không tốn công chuyển tôm, tiết kiệm thời gian, chi phí. Đến nay, tôi đã thu hoạch được 4 đợt, năng suất bình quân đạt 6 - 7 tấn/đợt”.

    Xã Hoài Mỹ hiện có hơn 35 ha ao tôm, tập trung chủ yếu tại thôn Công Lương với gần 60 hộ nuôi; trong đó có 16 ha vùng nuôi an toàn sinh học được dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) hỗ trợ 4 tỷ đồng vào năm 2015 để triển khai. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ Đặng Quốc Bảo, cả xã hiện có 3 hộ nuôi tôm bằng ao nổi xi măng đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Xã cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư liên kết với người nuôi tôm trong xã phát triển hình thức nuôi này theo chuỗi, nhằm góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

    Khu nuôi tôm ao nổi bằng sắt thép của anh Lê Bá Vinh tại xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn.

    Cũng áp dụng mô hình này, anh Lê Bá Vinh, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng tại xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) 4 ao ương tôm giống, 3 ao nuôi thương phẩm, 2 ao đất trải bạt để cấp nước vào ao nuôi, 1 ao đất có hệ thống lọc, xử lý nước thải. “Trung bình mỗi vụ nuôi tôi thả nuôi 400 - 600 nghìn con giống tôm thẻ chân trắng. Tùy theo cỡ tôm mà mình thả nuôi mật độ giống như ao đất, nhưng tôm nuôi ao nổi đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội, lại bớt hẳn nỗi lo dịch bệnh”, anh Vinh cho hay.

    Trao đổi về mô hình này, ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), nhìn nhận: Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao nổi là bước tiến mới khi người nuôi tôm tiếp cận KHKT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Song tạm thời hiện chưa thể nhân rộng, do việc áp dụng mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, người nuôi tôm phải có trình độ quản lý, nghiêm túc tuân thủ các quy trình kỹ thuật.

    ĐOÀN NGỌC NHUẬN - Vietlinh

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
    19/11/2020
    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.
    18/11/2020
    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Việt Nam hiện đang có hơn 130 doanh nghiệp tích cực xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
    16/11/2020
    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11/2020 tại thị trường miền Bắc chủ yếu đi ngang, biến động trái chiều ở vài nơi. Trong khi, giá heo hơi miền Trung đang giảm nhẹ.
    10/11/2020
    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối tôm nuôi rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn được tính thủ công, độ chính xác thấp và dễ gây stress cho tôm.
    10/11/2020
    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.
    09/11/2020
    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:
    09/11/2020
    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
    06/11/2020
    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
    06/11/2020
    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng
    05/11/2020
    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
    05/11/2020
    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Thời tiết khí hậu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nông nghiệp, bao gồm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên người nuôi chỉ quan tâm nhiều đến nhiệt độ mà bỏ qua sự gây hại của các diễn biến thời tiết khác.
    04/11/2020
    Zalo
    Hotline