Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

logo
EN

Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo
Ngày đăng: 20/11/2020 8795 Lượt xem

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh phổ biến trên heo. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của heo.

    Nguyên nhân

    Bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do Coronavirus gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây chết heo sơ sinh dưới 2 tuần tuổi.

    Ðặc điểm dịch tễ

    Ðường lây truyền: Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là miệng, bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, qua người chăm sóc nuôi dưỡng (tay chân, giày dép) hoặc do chó, mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

    Tác động: Coronavirus xâm nhiễm và phá hủy các tế bào biểu mô nhung mao của hỗng tràng và hồi tràng, dẫn đến tổn thương và teo nhung mao nghiêm trọng, gây kém hấp thu, tiêu chảy thẩm thấu và mất nước. Thời gian ủ bệnh khoảng 18 giờ.

    Mùa vụ: Bệnh xảy ra phổ biến hơn vào mùa đông vì virus có thể sống tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

    Thường xuyên tăng cường sức đề kháng cho heo - Ảnh: MF

    Triệu chứng

    Biểu biện đầu tiên trên heo con là nôn mửa, heo con sau khi tiếp xúc với virus 18 - 30 giờ thì có biểu hiện tiêu chảy. Triệu chứng thấy dễ dàng trong ổ dịch hoặc khi heo mẹ bị bệnh, giai đoạn đầu tiêu chảy ít nhưng chủ yếu nước, sau đó tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám. Heo con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ heo kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho heo con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng 2 - 5 ngày.

    Heo nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày. 

    Bệnh tích

    Heo con chết bởi TGE bị mất nước nghiêm trọng, phân lỏng dính vào da. Dạ dày thường chứa sữa đông chưa tiêu nhưng cũng có trường hợp trống rỗng. Ruột non có thành mỏng và toàn bộ ruột chứa chất dịch lỏng màu xanh lá nhạt hoặc màu vàng, sữa không tiêu vón cục. Heo lớn hơn có một vài bệnh tích đáng chú ý, đặc biệt là kết tràng chứa chất lỏng chứ không phải phân. Hiện tượng teo nhung mao có thể nhìn thấy bằng cách kiểm tra niêm mạc ruột non bằng kính lúp.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán ban đầu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Ở dạng bệnh nhẹ, để chẩn đoán cần có các kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Kết hợp với xét nghiệm mô học và miễn dịch huỳnh quang của ruột non để kiểm tra các bệnh tích điển hình và sự có mặt của kháng nguyên virus. 

    Phòng, trị bệnh

    Hiện, bệnh không có thuốc đặc trị. Khi phát hiện heo bị bệnh, cần thực hiện các biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho heo. Cùng đó, cần giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho heo con, tạo môi trường khô ráo, ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.

    Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở thời điểm 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Thực hiện cai sữa trễ hơn đối với các heo con cũng có thể làm giảm tỷ lệ chết. 

    Ðịnh kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

    Do virus TGE rất dễ truyền lây thông qua con người, động vật, và vật trung gian mang mầm bệnh, do đó cần phải đặc biệt cẩn thận để ngăn ngừa lây lan sang các nhóm heo không phơi nhiễm và sang các đàn lân cận. Thực hiện nuôi heo cùng lứa tuổi, xếp heo cùng tuổi thành từng nhóm nhỏ và dịch chuyển đàn trong quá trình sản xuất cho tới khi đem bán. Tuân thủ áp dụng phương thức “cùng vào - cùng ra” nhằm hạn chế lây lan bệnh.

    Theo Lê Loan - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline