Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

logo
EN

Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo
Ngày đăng: 20/11/2020 8797 Lượt xem

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh phổ biến trên heo. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của heo.

    Nguyên nhân

    Bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do Coronavirus gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây chết heo sơ sinh dưới 2 tuần tuổi.

    Ðặc điểm dịch tễ

    Ðường lây truyền: Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là miệng, bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, qua người chăm sóc nuôi dưỡng (tay chân, giày dép) hoặc do chó, mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

    Tác động: Coronavirus xâm nhiễm và phá hủy các tế bào biểu mô nhung mao của hỗng tràng và hồi tràng, dẫn đến tổn thương và teo nhung mao nghiêm trọng, gây kém hấp thu, tiêu chảy thẩm thấu và mất nước. Thời gian ủ bệnh khoảng 18 giờ.

    Mùa vụ: Bệnh xảy ra phổ biến hơn vào mùa đông vì virus có thể sống tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

    Thường xuyên tăng cường sức đề kháng cho heo - Ảnh: MF

    Triệu chứng

    Biểu biện đầu tiên trên heo con là nôn mửa, heo con sau khi tiếp xúc với virus 18 - 30 giờ thì có biểu hiện tiêu chảy. Triệu chứng thấy dễ dàng trong ổ dịch hoặc khi heo mẹ bị bệnh, giai đoạn đầu tiêu chảy ít nhưng chủ yếu nước, sau đó tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám. Heo con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ heo kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho heo con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng 2 - 5 ngày.

    Heo nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày. 

    Bệnh tích

    Heo con chết bởi TGE bị mất nước nghiêm trọng, phân lỏng dính vào da. Dạ dày thường chứa sữa đông chưa tiêu nhưng cũng có trường hợp trống rỗng. Ruột non có thành mỏng và toàn bộ ruột chứa chất dịch lỏng màu xanh lá nhạt hoặc màu vàng, sữa không tiêu vón cục. Heo lớn hơn có một vài bệnh tích đáng chú ý, đặc biệt là kết tràng chứa chất lỏng chứ không phải phân. Hiện tượng teo nhung mao có thể nhìn thấy bằng cách kiểm tra niêm mạc ruột non bằng kính lúp.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán ban đầu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Ở dạng bệnh nhẹ, để chẩn đoán cần có các kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Kết hợp với xét nghiệm mô học và miễn dịch huỳnh quang của ruột non để kiểm tra các bệnh tích điển hình và sự có mặt của kháng nguyên virus. 

    Phòng, trị bệnh

    Hiện, bệnh không có thuốc đặc trị. Khi phát hiện heo bị bệnh, cần thực hiện các biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho heo. Cùng đó, cần giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho heo con, tạo môi trường khô ráo, ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.

    Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở thời điểm 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Thực hiện cai sữa trễ hơn đối với các heo con cũng có thể làm giảm tỷ lệ chết. 

    Ðịnh kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

    Do virus TGE rất dễ truyền lây thông qua con người, động vật, và vật trung gian mang mầm bệnh, do đó cần phải đặc biệt cẩn thận để ngăn ngừa lây lan sang các nhóm heo không phơi nhiễm và sang các đàn lân cận. Thực hiện nuôi heo cùng lứa tuổi, xếp heo cùng tuổi thành từng nhóm nhỏ và dịch chuyển đàn trong quá trình sản xuất cho tới khi đem bán. Tuân thủ áp dụng phương thức “cùng vào - cùng ra” nhằm hạn chế lây lan bệnh.

    Theo Lê Loan - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Vi bào tử trùng có thể là yếu tố để tôm thẻ chân trắng nhạy cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
    25/06/2020
    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn và kéo dài sẽ gây nên hàng loạt sự biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Bài viết sẽ trình bày tóm tắt những thay đổi trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý khi nuôi tôm trong mùa mưa.
    24/06/2020
    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Ngoài khát nước ngọt, khát nguồn cung, khát giá bán, khát thị trường … nghề cá hiện nay còn đang khát nguồn nhân lực chuyên môn. Nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển có kinh tế trọng yếu là ngành thủy sản.
    24/06/2020
    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Tiến sĩ Gunanti Mahasri là giảng viên Khoa Thủy sản và Hàng hải tại Universitas Airlangga. Đã nghiên cứu về một phương pháp mới giúp nông dân nâng cao năng suất nuôi tôm mà đảm bảo an toàn thực phẩm cho những người tiêu thụ.
    24/06/2020
    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Diphyllobothrium, Henneguya salminicola, Henneguya salminicola, thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora, Posthodiplostomum minimum (White Grub), Clinostomum (Yellow Grub)… đây là những ký sinh trùng bào nan nguy hiểm nhất thế giới.
    22/06/2020
    Tôm sạch

    Tôm sạch

    Tôm sạch hiểu là không chứa tạp chất; không mầm vi sinh có hại sức khỏe người tiêu dùng; không bị ngâm nước quá lâu, độ ẩm tăng cao; không tồn lưu các chất cấm sử dụng hoặc không quá ngưỡng những chất cho sử dụng hạn chế…
    22/06/2020
    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Cá rô phi/diêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, diện tích nuôi và mật độ thả nuôi ngày càng tăng, điều đó kéo theo nhiều nguy cơ bùng phát bệnh liên quan đến công tác quản lý môi trường nuôi cũng như các bệnh liên quan đến stress của cá do mật độ thả nuôi dày.
    22/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020
    Dễ như nuôi gà sao

    Dễ như nuôi gà sao

    Theo những nông dân tại miền Tây, gà sao có nguồn gốc từ gà rừng, có sức đề kháng mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại ĐBSCL, đầu ra luôn ổn định.
    19/06/2020

    13/05/2020
    Zalo
    Hotline