Quy trình phòng & trị một số bệnh trên Ếch V1.0

logo
EN

Quy trình phòng & trị một số bệnh trên Ếch V1.0
Ngày đăng: 10/06/2020 13843 Lượt xem

    I. GIỚI THIỆU CHUNG

            Ếch thịt là loại động vật dễ nuôi mà mang lại hiệu quả kinh tế cao, nó đã không còn quá xa lạ đối với nhiều bà con nông dân. Hiện nay nhu cầu thị trường đối với ếch thịt làm thực phẩm cũng như xuất khẩu rất lớn, khiến ếch trở thành một trong những loài vật nuôi có mức thu nhập ổn định. Khá nhiều trang trại, hộ gia đình thành công với mức doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

    Trên thị trường hiện có các loại giống ếch sau:

    - Ếch đồng: Kích thước trung bình: 155- 220g

    - Ếch thái lan: Kích thước: 200-350g

    II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ

    - Ếch vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn (lưỡng cư), thuộc loại di hình phái (con cái lớn hơn con đực).

    - Chu kỳ sống của ếch có thể chia làm 3 giai đoạn (nòng nọc, ếch giống, ếch trưởng thành).

    - Da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, dưới da có màng lưới các mao mạch, giúp cho nó thở qua da, khi mất nước, khô da ếch có thể bị chết.

    - Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 5‰, pH nước trong 6,5 - 8,5. Nhiệt độ nước thích hợp trong 25 - 32oC, tốt nhất 28 -30oC. Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể dùng nước giếng, nước sông hay nước ao.

    - Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Các loài ếch đồng VN, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun…và hoàn tòan không sử dụng thức ăn viên nổi.

    III. QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHUNG

    1. KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH

    - Chọn con giống chất lượng và uy tín.

    - Cải tạo ao đúng cách, loại bỏ bùn đáy ao.

    - Hạn chế tảo tàn, nhiều khí độc.

    - Nuôi ếch mật độ vừa phải theo khuyến cáo.

    - Lượt bỏ các con ếch nhỏ tránh ăn nhau.

    - Kiểm soát khí độc và xử lý nước định kỳ bằng chế phẩm sinh học (ếch hô hấp qua da).

    2. BIỂU ĐỒ PHÒNG BỆNH CHUNG

    II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH

    1. BỆNH CHƯỚNG NƯỚC TRÊN ẾCH

    a. Nguyên nhân & Dấu hiệu bệnh lý
    - Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas Hydrophila

    - Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì loại vi khuẩn này sẽ phát triển, bụng ếch chương to, khi giải phẫu thì chứa nhiều nước, thận sưng to, xuất huyết vùng phổi, gan không đều màu.

    Hình 1. Chướng nước trên ếch

    b. Trị bệnh

     

    2. BỆNH ĐỎ MẮT ĐỎ ĐÙI TRÊN ẾCH

    a. Nguyên nhân & Dấu hiệu bệnh lý

    - Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì loại vi khuẩn này sẽ phát triển gây bệnh cho ếch. 

    - Dịch bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn ếch nhỏ gây chết hàng loạt.
    - Ếch bệnh sẽ xuất hiện những đốm đỏ ở thân, gốc đùi và mắt có tụ huyết, ếch bỏ ăn, chậm di chuyển, giải phẩu thấy có hiện tượng xuất huyết trong ổ bụng. 

    Hình 2. Bệnh đỏ đùi đỏ mắt trên ếch

    b. Trị bệnh

     

    3. BỆNH MÙ MẮT, QUẸO CỔ TRÊN ẾCH

    a. Nguyên nhân & Dấu hiệu bệnh lý

    - Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Streptococcus sp.

    - Khi ếch bị bệnh đục mắt, mắt bị viêm sưng, trắng đục. Thông thường xảy ra trên một mắt trước rồi sau đó lây qua mắt còn lại làm mù cả 2 mắt.

    - Cột sống bị biến dạng làm cho quẹo cổ, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng, không ăn hoặc chết sau vài ngày.

    Hình 3. Bệnh mù mắt, quẹo cổ trên ếch

    c. Trị bệnh

    Sản phẩm phòng bệnh và điều trị bệnh: PZOZYME, UV-ZYMPLUS MAX, EM-F1, WIN-POND, GLU-RV new, AQUA CLEAN-UV, UV PROTECT FISH, COMPLEX new, VITALUCAN-B12 new, UV-SULFA đậm đặc, FOXIN 4000, E1 đậm đặc, PICIN đậm đặc, UV-PARASOL, PRAQUANTEL new.
     
    KS. Nguyễn Duy Tân - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy trình điều trị nấm nhớt trên cá rô

    Quy trình điều trị nấm nhớt trên cá rô

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    05/08/2022
    Quy trình ương nuôi cá trê

    Quy trình ương nuôi cá trê

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    01/08/2022
    Giải pháp nâng cao tỷ lệ sống giai đoạn đầu thả giống trên cá lóc
    18/11/2021
    Bệnh thối mang trên cá lóc

    Bệnh thối mang trên cá lóc

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV -
    17/11/2021
    Bệnh thối hầu - mủ đầu trên cá lóc

    Bệnh thối hầu - mủ đầu trên cá lóc

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    16/11/2021
    Quy trình xử lý “Gạo”  trong nuôi cá tra thương phẩm

    Quy trình xử lý “Gạo” trong nuôi cá tra thương phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    09/11/2021
    Bệnh xuất huyết - đầu đen trên cá trắm cỏ

    Bệnh xuất huyết - đầu đen trên cá trắm cỏ

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    04/11/2021
    Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

    Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    28/10/2021
    Tẩy trắng thịt, kháng sinh trong nuôi cá tra thương phẩm

    Tẩy trắng thịt, kháng sinh trong nuôi cá tra thương phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    21/10/2021
    Phòng Bệnh Vi Nấm Và Bệnh Hạch Trên Cá Chép

    Phòng Bệnh Vi Nấm Và Bệnh Hạch Trên Cá Chép

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    20/10/2021
    Kiểm Soát Tảo Trong Ao Nuôi Cá Sặc

    Kiểm Soát Tảo Trong Ao Nuôi Cá Sặc

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    23/09/2021
    Zalo
    Hotline