Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

logo
EN

Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá
Ngày đăng: 22/06/2020 9155 Lượt xem

     

    image

    Diphyllobothrium, Henneguya salminicola, Henneguya salminicola, thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora, Posthodiplostomum minimum (White Grub), Clinostomum (Yellow Grub)… đây là những ký sinh trùng bào nan nguy hiểm nhất thế giới.

    1. Diphyllobothrium

    Diphyllobothrium là một loại sán dây, rất phổ biến ở nhiều loài cá. Hầu hết cá bị nhiễm bệnh hình thành các u nang (giai đoạn Plerocercoid) ở vào bên ngoài ruột và các cơ quan khác trong nội tạng.

    image

    Cá bị bệnh rất khó điều trị do các u nang có cấu tạo vách rất dày nên các loại thuốc không thể phát huy tác dụng. Bệnh gây thiệt hại lớn cho hoạt động nuôi cá ở vùng Bắc Mỹ.

    2. Henneguya salminicola

    Rất phổ biến ở cá hồi, cá nhiễm bệnh có nhiều nan trắng (khoảng 1cm) trong cơ xương. Khi bị vỡ, các nang đọng nước trắng có chứa nhiều bào tử Myxozoan cực nhỏ (~ 10μm).

    image

    Mỗi bào tử có hai viên nang và hai đuôi di động. Hiện nay chưa có nghiên cứu về vòng đời, nhưng cá rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn cơ hội tấn công khi mắc phải Henneguya salminicola. Bào tử làm giảm giá trị thương phẩm ở cơ thịt cá một cách nghiêm trọng.

    3. Myxobolus cerebralis

    Myxobolus cerebralis là một trong những Myxozoan gây bệnh nổi tiếng nhất và là tác nhân gây bệnh xoắn ở cá hồi. Ký sinh trùng có nguồn gốc châu Âu, nhưng đã được lan truyền trên toàn thế giới cho ít nhất 26 quốc gia bởi các hoạt động của con người. 

    image

    Các ký sinh trùng xâm nhập và lan truyền dọc theo dây thần kinh của cá cho đến khi đến được sụn (thường là ở đầu và cột sống của cá non). Ở đây, chúng phát triển thành giai đoạn sơ khởi. Bào tử phá hủy sụn cá và gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến các dấu hiệu của bệnh xoắn: một cái đuôi tối, cơ thể biến dạng và hành vi bơi lội bất thường.

    4. Thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora

    Nguyên nhân chính gây bệnh “gạo” trên cá da trơn. Khi ao nuôi mắc bệnh, chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày với số lượng ít, cá chết có dấu hiệu của bệnh gan thận mủ hay xuất huyết dễ gây nhầm lẫn cho người nuôi. Biểu hiện bên ngoài thấy da lốm đốm mất màu, một số cá da sần, trên da có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như vùng lườn, bụng. Còn cá bệnh nặng có những tổn thương trên da như bị thủng lỗ nhỏ li ti, các tổn thương này không kèm vết xuất huyết.

    image

    Khi giải phẩu, nội tạng cá ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang “gạo” xuất hiện trong cơ thể cá là các vệt dài 1-3cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác “gạo” là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1-3mm xuất hiện ở cơ dọc sống lưng, trên ruột, màng ruột, màng dạ dày.

    5. Posthodiplostomum minimum (White Grub)

    Ấu trùng trắng thuộc loại ký sinh trùng sốt rét, thường là những túi nang trắng nhỏ trong thịt cá và đặc biệt thấy rất rõ trong gan. Thường thấy ở cá sống trong các ao hồ có nguồn nước khép kín, ký sinh trùng này có chu kỳ sống chủ yếu gồm 3 ký chủ: cá, ốc sên và chim.

    image

    6. Clinostomum (Yellow Grub)

    Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện những túi nang màu vàng nhỏ trong thịt hoặc da. Chúng là giai đoạn chưa trưởng thành hoặc ấu trùng của ký sinh trùng mà khi chim ăn phải sẽ phát triển thành sán trưởng thành trong miệng hoặc cổ họng của chim. Giun trưởng thành sẽ đẻ trứng và theo phân chim vào nước để nở thành Miracidia sau đó nhiễm vào ốc sên.

    image

    Trong cơ thể ốc sên, các Miracidia phát triển thành Cercaria, sau đó được giải phóng ra môi trường nước và bơi để tìm vật chủ tiếp theo. Đó chính là cá. Cá bị nhiễm Yellow Grub rất khó bán trên thị trường và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi cá, đặc biệt ở khu vực Châu Mỹ và Châu Á.

    Source: TepBac, Theo: https://fishpathogens.net

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline