Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

logo
EN

Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá
Ngày đăng: 30/06/2020 17405 Lượt xem

    nuôi ếch Thái Lan

    Mô hình nuôi ếch Thái Lan ở An Giang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.

    Trên cơ sở xác định được tính hiệu quả của mô hình, địa phương đang xúc tiến thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan, nhằm kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa nông dân với nhau và hướng đến tìm kiếm “đầu ra” ổn định hơn cho sản phẩm.

    Nghề nuôi ếch Thái Lan được người dân xã Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm trước tại địa phương. Tuy nhiên, lúc đầu mô hình này không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do nông dân chưa chủ động được nguồn cung con giống và chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi. Chất lượng và hiệu quả của mô hình không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, đời sống gặp nhiều khó khăn.

    Nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt thoạt nhìn rất dễ thực hiện, nhưng khi tiến hành nuôi thì không hề đơn giản, bởi trong quá trình chăn nuôi đòi hỏi người nuôi phải chú ý nhiều về kỹ thuật như: việc cho ếch ăn đủ liều lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường nước và phải thường xuyên quan sát bể nuôi, nhằm sớm phát hiện ếch bệnh để có những biện pháp phòng trị kịp thời, có như vậy chăn nuôi mới mang lại hiệu quả.

    Khó khăn của mô hình sản xuất là vậy, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của ngành chuyên môn giúp mô hình ngày càng phát triển, như: kịp thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân, từ đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan tại địa phương có bước khởi sắc đáng kể, nông dân thu được lợi nhuận nhiều hơn. Với 24 bể nuôi ếch Thái Lan, trong đó có 8 bể nuôi ếch thương phẩm, với số lượng khoảng 3.000 con/bể, còn lại 16 bể nuôi ếch sinh sản, hộ anh Trần Văn Giang (ấp Khánh Phát, xã Khánh Hòa) là nơi có diện tích nuôi ếch Thái Lan khá lớn tại địa phương.

    Anh Giang không chỉ thành công về việc nuôi ếch thương phẩm, mà còn có thể tự chủ trong việc tạo ra con giống. Từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong các bể nuôi ếch của anh Giang có từ 18.000-20.000 con ếch, mỗi đợt thu hoạch từ 7-8 tấn ếch thịt, sau khi trừ chi phí, anh Giang thu lãi khoảng 8 triệu đồng/bể.

    Anh Giang cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi bò, sau đó biết đến mô hình nuôi ếch, qua tìm hiểu tôi nhận thấy nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao nên tôi quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Ban đầu, tôi mua ếch từ tỉnh Đồng Tháp về để ép con giống, khoảng 20 ngày bắt đầu cho ếch con lên bồn, nuôi từ 3-3,5 tháng là ếch thu hoạch được”.

    Theo kinh nghiệm của anh Giang, muốn nuôi ếch Thái Lan đạt năng suất cao thì ếch giống khi thả nuôi phải cùng kích cỡ với nhau, không được nuôi ếch lớn và ếch nhỏ trong cùng một bể, vì nếu như vậy thì ếch sẽ ăn thịt lẫn nhau, gây hao hụt con giống và ếch thương phẩm sau này. Hàng ngày, phải cho ếch ăn 3 lần và thay nước đều đặn.

    Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải chú ý quan sát, thường xuyên theo dõi môi trường nuôi để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các bệnh thường phát sinh trên ếch, như: đường ruột, ký sinh trên da, mù mắt… ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

    Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như sắp xếp công việc để tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do ngành chuyên môn tổ chức; đồng thời tranh thủ những lúc rảnh rỗi tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo đã mang đến cho gia đình anh Giang những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăn nuôi.

    Trên địa bàn xã Khánh Hòa hiện có trên 30 hộ chăn nuôi ếch Thái Lan. Nhận thấy mô hình nuôi ếch Thái Lan mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho người dân nên UBND xã Khánh Hòa và Hội Nông dân xã đã tiến hành thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan.

    Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Việc thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan không chỉ tạo điều kiện để các hộ nuôi ếch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm mà còn là nơi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Ngoài ra, thông qua tổ hội nuôi ếch còn giúp vận động người dân mở rộng diện tích chăn nuôi ếch Thái Lan trong thời gian tới”.

    Nguồn Báo An Giang

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline