Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

logo
EN

Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ
Ngày đăng: 07/09/2020 11494 Lượt xem

    Nhằm cung cấp giải pháp xử lý phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản với chi phí thấp và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - Đại học Nông lâm TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.

    Tại Hội thảo giới thiệu “Quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi” ngày 4/9, ThS Trương Phước Thiên Hoàng, Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường cho biết, protease là enzyme phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptid (-CO-NH-)n trong phân tử protein, polypeptid đến sản phẩm cuối cùng là các axit amin. Ngoài ra, protease cũng có khả năng thủy phân liên kết este và vận chuyển axit amin. Đây là một trong những enzyme có nhiều ứng dụng quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như dùng để thủy phân các loại phụ phẩm nông nghiệp trong chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón hữu cơ.

    ThS.

    ThS.Trương Phước Thiên Hoàng giới thiệu quy trìnhsản xuất enzyme protease. Ảnh: KA

    Để sản xuất enzyme protease, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chủng vi khuẩn Bacillus Subtilis do có khả năng sinh protease cao, độ ổn định của vi khuẩn đồng đều. Đây là một loài trực khuẩn hiếu khí có lợi cho người, phát triển nhiều trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài gia súc. Ngoài ra, Bacillus Subtilis phát triển nhanh, khả năng sinh bào tử và chịu nhiệt đều tốt hơn một số chủng vi khuẩn khác.

     

    Theo quy trình, sau khi nuôi cấy vi khuẩn trong thành phần bột cám gạo, đậu nành với thời gian ủ tối ưu 60 giờ, độ pH 8.4… sẽ thu được enzyme protease thô. Sau đó, sản phẩm được tinh sạch, sấy và bảo quản ở nhiệt độ lạnh.

     

    Enzyme sạch đươc dùng để thủy phân các phụ phẩm cá tra, cá basa (đầu, xương) hoặc các loại cá khác, sau khi được xay nhỏ, trong thời gian 24 giờ.

     

    Quá trình thủy phân sẽ tạo ra sản phẩm gồm 3 phần: mỡ, dịch và xác (gồm bã và xương cá). Quy trình được áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp xác định thành phần hóa học của dịch sau khi thủy phân; phương pháp xác định Amoniac; Phosphor; Kali bằng hệ thống máy Kjeldhal xác định hiệu suất thủy phân, hiệu suất thu hồi đạm cũng như xác định các chất bảo quản trong dịch sau thủy phân.Sản phẩm sau thủy phân sẽ phối trộn với các thành phần dinh dưỡng khác làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

     

    Sản phẩm sau thủy phân (chủ yếu là dịch cá thủy phân) có thể dùng để phối trộn với các thành phần dinh dưỡng khác làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, hoặc làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

    Dịch cá sau khi thủy phân bằng

    Các chỉ số của dịch cá sau khi thủy phân bằngenzyme protease. Ảnh: KA

    Nhóm nghiên cứu thử nghiệm bổ sung dịch cá thu được sau khi thủy phân trên cây cà chua, dưa leo, cải ngọt. Kết quả, lượng NO3 giảm, cây trồng cho năng suất cao hơn trên 20% so với đối chứng (sử dụng phân hữu cơ không dùng thêm dịch cá).

    Quy trình nói trên đã được Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường chuyển giao cho một số cơ sở sản xuất phân bón.

     

    Nguồn Tổng hợp Báo Khoa học & phát triển

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Zalo
    Hotline