Triển vọng từ giống bò lai 3B

logo
EN

Triển vọng từ giống bò lai 3B
Ngày đăng: 08/07/2020 9045 Lượt xem

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi cho nhiều hộ dân của huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh).

    Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành hướng dẫn ông Hai chăm sóc bò 3B.

     

    Nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển, năm 2020, tỉnh Tây Ninh từng bước triển khai phong trào mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại các địa phương trong tỉnh.

     

    Đối với huyện Châu Thành, hiện có 44 loại sản phẩm, trong đó có 32 loại sản phẩm có quy mô khá lớn, chiếm tỷ trọng cao (>10%) so với quy mô toàn tỉnh ở các sản phẩm chủ lực như: lúa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi bò thịt. Trong đó, bò thịt là một trong những sản phẩm được huyện Châu Thành lựa chọn để triển khai thành sản phẩm OCOP.

     

    Đến cuối tháng 6, tổng đàn bò trên địa bàn huyện khoảng 10.812 con. Huyện đang đẩy mạnh chương trình cải tiến và nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng lai các giống bò nhập ngoại, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận động người dân phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới xây dựng sản phẩm bò thịt trên địa bàn huyện thành một trong những sản phẩm chủ lực trong phát triển phong trào mỗi xã một sản phẩm.

     

    Hiện nay, đàn bò cái nền lai Sind tại huyện Châu Thành được đánh giá khá tốt, thuận lợi để lai cải tạo đàn bò theo hướng thịt. Từ năm 2016 đến nay, thực hiện Đề án "Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020", Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã triển khai hỗ trợ phối giống tinh bò thịt chất lượng cao miễn phí, hỗ trợ thức ăn tinh cho bò cái đậu thai cho các hộ dân trên địa bàn huyện với bò cái nền là giống Sind, Brahman gieo tinh các giống bò thịt chất lượng cao như: Angus, Chairolais, BBB (3B) cải tạo tầm vóc đàn bò. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn bò.

     

    Gia đình ông Nguyễn Văn Hai (ngụ ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi) nuôi 6 con bò cái sinh sản. Năm 2019, đàn bò gia đình ông được Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hỗ trợ gieo tinh giống bò 3B. Sau khi bò mẹ sinh sản, bê con phát triển rất tốt.

     

    Bò 3B là giống bò thịt còn khá mới mẻ đối với người chăn nuôi. Giống này được gieo tinh từ bò 3B với bò cái lai Sind, thường có 3 màu chính là trắng, loang xanh và trắng loang đen, có trọng lượng lớn, lúc trưởng thành bò đực đạt khối lượng từ 1.100 - 1.200kg và bò cái cũng đạt tới 710 - 720kg.

     

    Tỷ lệ xẻ thịt đạt tới gần 70%. Bò 3B có nhiều đặc điểm khá nổi trội phù hợp để nuôi lấy thịt như bò có cơ bắp phát triển siêu trội với hệ thống cơ đôi, đặc biệt là vùng đùi sau và phần cơ mông phát triển hơn 40% so với bò thông thường. Ngoại hình đẹp, hiền lành, tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao.

     

    Theo ông Hai, giữa bò 3B và bò vàng mà gia đình ông đang nuôi thì bò 3B phát triển khá tốt, vượt trội so với bò vàng. Bò lớn nhanh, thịt ngon, giá bán ổn định, không thấp hơn so với các giống bò khác, nâng cao thu nhập cho gia đình ông Hai.

     

    Ở những hộ nuôi khác, bò 3B cũng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nuôi chăn thả hoặc nuôi nhốt. Một số hộ đã nuôi bò 3B cho biết, nếu so sánh khả năng thích nghi, mức độ cảm nhiễm bệnh tật thường gặp của bê 3B với bê được thụ tinh thông thường tại địa phương, thì bê 3B có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng tốt hơn. Khi được tiêm phòng vắc-xin, tẩy giun sán định kỳ, khả năng kháng bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh tật cao so với giống bò địa phương cùng được nuôi trên một địa bàn.

     

    Ông Nguyễn Văn Đã (ngụ xã Đồng Khởi) cho biết giống bò 3B sinh trưởng nhanh gấp 1,5 - 2 lần so với bò thông thường, nhưng lại không “kén chọn" thức ăn nên người chăn nuôi có thể tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, bảo đảm được nguồn thức ăn khi tăng đàn.

    Bê 3B có thân hình vượt trội so với giống bê thông thường.

     

    Ông Lê Đức Đoan, Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành cho biết, theo khảo sát từ các hộ chăn nuôi, hiện đàn bò 3B trên địa bàn huyện phát triển tốt, dễ nuôi và nguồn thức ăn đơn giản so với giống bò Sind. Bò 3B phát triển theo từng giai đoạn cũng nhanh hơn hẳn bò Sind (bê mới đẻ đã có trọng lượng hơn bò Sind từ 7kg đến 10kg).

     

    Cùng với tỉnh, huyện Châu Thành đang triển khai tích cực các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung theo định hướng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     

    Ngoài việc phát triển giống bò chuyên thịt Angus thì việc áp dụng chăn nuôi bò qua mô hình phối tinh bò 3B trên nền cái lai Sind là một trong những hướng phát triển bảo đảm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong bối cảnh thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến bất thường. Qua đó, huyện từng bước xây dựng ngành chăn nuôi phát triển mạnh và bền vững.

     

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi cho nhiều hộ dân của huyện Châu Thành.

     

    Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi bò thịt nói chung và bò thịt 3B nói riêng một cách bền vững, thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi thì vấn đề cơ bản là xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ thịt bò 3B.

     

    Trong đó, huyện cần chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá đến người chăn nuôi và người tiêu dùng về chất lượng, giá trị của bò 3B. Đồng thời, ngành chức năng cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí phối giống 3B cho đàn bò cái nền để gây tạo đàn bò thịt chất lượng cao, tiêu thụ bền vững.

     

    Vũ Nguyệt

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline