Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt

logo
EN

Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt
Ngày đăng: 12/06/2020 18926 Lượt xem

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Thủy sản - Đại Học Cần Thơ

          Trùng loa kèn và trùng ống hút là hai nhóm ký sinh trùng bao gồm các giống loài Vorticella, Zoothamnium, Carchesium, Epistylis, Apisoma, Scyphidia, Acineta Tokophrya, Podophyria, Capriniana,… Hai nhóm trùng này thường hiện diện trong môi trường nước ngọt, đặc biệt là gây bệnh ở cá giống. Mặc dù hình thái của chúng có những điểm khác nhau nhưng hình thức ký sinh và gây tác hại cho cá giống nhau. Ở ao nuôi cá thịt, một số giống loài trùng loa kèn và trùng ống hút vẫn thường xuyên xuất hiện, nhưng cường độ cảm nhiễm thấp nên không làm cá thịt chết như ở giai đoạn cá giống.

    HÌNH THÁI

    Trùng loa kèn: Hình dạng cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ngược, nên được gọi là trùng loa kèn. Đa phần phía trước cơ thể trùng có l-3 vòng lông rung và khe miệng, phía sau ít nhiều đều có cuống hoặc đế bám để bám vào ký chủ hay bất kỳ giá thể khác. Một số giống hình thành tập đoàn (Epistylis, Zoothamnium,...), các cá thể được liên kết với nhau bởi cùng một nhánh và bám vào cá. Đối với những giống sống riêng từng cá thể như Apiosoma, Scyphidia cũng dùng đế bám vào thân cá. Trùng loa kèn hấp thu chất dinh dưỡng bằng cách lọc trong môi trường nước.

     

    Trùng ống hút: Cơ thể thường thay đổi hình dạng, hình trứng, hình bầu dục. Phía trước cơ thể có 8-12 ống hút xếp theo hình phóng xạ. Không có cơ quan bám rõ ràng. Nhân lớn hình gậy, hình lạp xưởng, nhân nhỏ hình cầu. Trong tế bào chất có nhiều hạt dinh dưỡng và có 3-5 không bào. Thời kỳ ấu trùng nhân lớn hình tròn, nhân nhỏ hình bầu dục và có 2-3 ống hút.

    CHU KỲ PHÁT TRIỂN

    Trùng loa kèn và trùng ống hút có giai đoạn sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

              Trùng sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể. Trùng trưởng thành khi bắt đầu quá trình sinh sản thì tế bào chất ở phía trước cơ thể hình thành một khe hở có hình vòng cung, khe hở tiếp tục phát triển xuống phía dưới hình thành đường rãnh và dần dần khép kín bao lấy khối tế bào chất bên trong. Xung quanh khối tế bào chất mọc 2-3 hàng lông tơ ngắn ngăn cách phần nguyên sinh chất ở trong và tế bào chất ở ngoài tạo thành mầm phôi của ký sinh trùng.

              Giai đoạn sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp, thường cơ thể nhỏ bám gần miệng cơ thể lớn. Mầm phôi chuyển động chậm chạp trong cơ thể mẹ, sống tự do. Ấu trùng có dạng gần nửa hình cầu, kích thước 20-30m. Nhờ có lông tơ nên trùng vận động mạnh giống như trùng bánh xe. Ấu trùng sống tự do trong nước một thời gian rồi bám vào da, mang, vây cá và phát triển thành trùng trưởng thành.

    DẤU HIỆU BỆNH LÝ

          Trùng ký sinh trên da, vây, mang của cá. Cá nhiễm bệnh nhẹ không thấy rõ dấu hiệu bệnh lý, cá nhiễm nặng thường trên thân và mang có màu trắng đục. Trùng bám chặt lên các tơ mang phá hoại tế bào thượng bì, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của mang, làm cá hô hấp khó khăn nên thường nổi lên mặt nước.

    TÁC HẠI VÀ PHÂN BỐ BỆNH

          Trùng trùng loa kèn và trùng ống hút ký sinh với số lượng lớn có thể làm cá chết. Mặc dù không lấy chất dinh dưỡng trực tiếp trên thân, mang cá nhưng chúng cũng kích thích cá tiết ra nhiều dịch nhờn, cản trở hoạt động hô hấp của mang, cản trở qua trình vận động của cá, đặc biệt là gây tác hại nghiêm trọng đối với cá giống. Ngoài ra, trùng cũng ký sinh trên các loài giáp xác, tôm, cua, ba ba... ở giai đoạn ương giống đến nuôi thịt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông ở Miền Bắc và mùa mưa ở Miền Nam.

          Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước cho thấy, trùng loa kèn và trùng ống hút ký sinh hầu hết ở động vật thủy sản sống trong môi trường nước chứa nhiều vật chất hữu cơ, kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng. Ở những ao nuôi có nhiều chất hữu cơ thường sẽ có trùng loa kèn và trùng ống hút. Vì vậy, quản lý tốt môi trường nước trong quá trình nuôi là một trong những khâu quan trọng ngăn chặn sự sinh sản và phát triển của trùng. Theo Bùi Quang tề (2008), trùng ống hút ký sinh trên da, mang của cá chép, cá mè, cá trôi...tỷ lệ nhiễm từ 0,66-25,3%, cường độ nhiễm 3-40 trùng/cá đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Ở Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ, kết quả kiểm tra nhớt da cá tra giống đôi khi cũng phát hiện trùng loa kèn ký sinh dầy đặc với cường độ nhiễm khá cao (>30 trùng/TT 10X), gây tỉ lệ cá chết khoảng 40%.     

    PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

    Phòng bệnh cho cá trong quá trình ương/nuôi như sau:

    1. Kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá giống trước khi thả nuôi.

    2. Khử trùng nguồn nước khi cấp vào ao và quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi.

    3. Định kỳ vệ sinh các ao/bể ương nuôi cá

    4. Không thả nuôi cá mật độ quá dầy.

    5. Để trị bệnh trùng loa kèn có thể sử dụng một số hóa chất sau:

    Cá giống:

    -   KMnO4:  nồng độ 10-20 mg/L tắm trong 15-30 phút.

    -   NaCl: nồng độ 2-3% tắm trong thời gian 5 phút

    -   CuSO4: nồng độ 0,3-0,5 ppm

    Cá thịt:

    -    CuSO4: nồng độ 0,3-0,5 ppm

    -    Iodine (dạng thành phẩm - sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    - TS. Nguyễn Văn Triều - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ -
    02/03/2021
    Một số đặc điểm của vi khuẩn quang dưỡng (VKQD) tía không lưu huỳnh và ứng dụng trong NTTS
    01/03/2021
    Vai Trò Của Axít Folic Và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Vai Trò Của Axít Folic Và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
    08/01/2021
    Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Kim Văn Vạn - Trưởng Bộ môn NTTS - ĐH Nông nghiệp Hà Nội
    31/12/2020
    Ứng dụng các chủng vi sinh Bacillus.sp đối kháng (antagonistic strains) kiểm soát vi khuẩn gây bệnh

    Ứng dụng các chủng vi sinh Bacillus.sp đối kháng (antagonistic strains) kiểm soát vi khuẩn gây bệnh

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    11/12/2020
    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    PGS.TS Từ Thanh Dung- Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    09/12/2020
    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy Sản - Đại Học Nông Lâm TPHCM
    12/11/2020
    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    PGS.TS. Lam Mỹ Lan - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ
    02/09/2020
    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
    14/08/2020
    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    ThS. Nguyễn Kiều Diễm - Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Cà Mau
    22/07/2020
    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Như Trí, Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
    17/07/2020
    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    10/07/2020
    Zalo
    Hotline