Ứng dụng vi sinh trong ương cá tra giống

logo
EN

Ứng dụng vi sinh trong ương cá tra giống
Ngày đăng: 31/08/2021 5999 Lượt xem

    I - GIỚI THIỆU

    Cá Tra là loài cá có giá trị thương phẩm cao, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và Ngành Thủy Sản Việt Nam nói chung.
    Song song với giá trị kinh tế mà cá tra mang lại, sản lượng và diện tích nuôi ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên cá tra ngày càng phổ biến, dẫn đến việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh vào trong quá trình nuôi, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, giá thành sản xuất và giá trị thương phẩm của cá Tra Việt Nam.
    Vì thế, việc sản xuất tạo ra con giống sạch cung cấp cho ngành công nghiệp cá tra đóng vai trò rất lớn, là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi.

    II - QUY TRÌNH NUÔI

    1. CẢI TẠO VÀ CHUẨN BỊ AO ƯƠNG

    - Cải tạo ao: Loại bỏ các độc tố, khí độc, mầm bệnh trong ao ương, nhằm tạo môi trường lý tưởng trước khi thả cá bột. 
    - Cấp nước qua lưới lọc: Việc cấp nước được thực hiện qua lưới lọc nhằm ngăn chặn các loại cá tạp, địch hại theo nguồn nước cấp vào ao ương.

    2. TẠO THỨC ĂN TỰ NHIÊN

    - Dùng 1 lít PHYTO + 1kg REMANDER/2.000m3 nước (dùng 2 lần/ngày), liên tục 2-3 ngày để gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên trong ao nuôi.
    - Theo dõi lượng trứng nước hằng ngày để điều chỉnh cho phù hợp.
    Thức ăn tự nhiên trong quá trình ương

    3. QUY TRÌNH ƯƠNG CÁ THEO HƯỚNG SINH HỌC

    - Vi sinh xử lý nước:

    - Vi sinh đối kháng cho ăn:

    III - NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRA GIỐNG

    1. VẤN ĐỀ VÔ MỒI Ở CÁ GIAI ĐOẠN 1-7 NGÀY

    a. Nguyên nhân
    - Hóa chất tồn lưu, khí độc NH4/NH3, NO2, H2S ở đáy ao.
    - Thiếu thức ăn tự nhiên hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

    b. Dấu hiệu bệnh lý
    Cá bị teo đuôi, đen mình, phản xạ chậm, bơi lờ đờ trên mặt nước. Nếu không phát hiện kịp, có thể gây thiệt hại 80-100% đàn cá.

    c. Giải pháp xử lý
    - Loại bỏ độc tố đáy ao, khử độc nguồn nước trước khi thả bột.
    - Tạo thức ăn tự nhiên đủ cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cá.

    Lưu ý: Tiến hành kiểm tra lượng trứng nước trong ao thường xuyên.

    2. BỆNH THỐI ĐUÔI

    a. Tác nhân gây bệnh
    - Bệnh thường do vi khuẩn Flavobacterium Columnaris gây ra.
    - Cá thường bị bội nhiễm kết hợp ký sinh trùng và nấm.

    b. Dấu hiệu bệnh lý
    - Bệnh thường xảy ra khi thời tiết và môi trường bất lợi, cá bị stress và giảm đề kháng, xảy ra tất cả giai đoạn của cá.
    - Khi bệnh, cá bỏ ăn và bơi lờ đờ trên mặt nước. Sắc tố trên da mất dần từ phần vây lưng tới đuôi, mất nhiều nhớt, bị nặng có thể gây hoại tử cơ thịt, cá yếu dần và chết.
    - Bệnh lây theo chiều ngang nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây thiệt hại 80-100% nếu không phát hiện sớm.

    c. Biện pháp xử lý

    d. Lưu ý điều trị
    - Bệnh phải được xử lý ngay khi phát hiện.
    - Có thể cho ăn kèm 100g PRAQUANTEL new cho 1 tấn cá hoặc 10kg thức ăn để đặc trị ký sinh trùng trên cá.

    3. BỆNH NGOẠI KÝ SINH

    a. Tác nhân gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý
    - Bệnh thường do trùng bánh xe, loa kèn…
    - Khi bệnh, cá tiết nhiều nhớt, gom thành từng cục, độn sình. Trường hợp bị nặng có thể gây đỏ mình, xuất huyết dưới da. 

    b. Giải pháp xử lý

    Lưu ý: Có thể 100g PRAQUANTEL new cho 1 tấn cá hoặc 10kg thức ăn 2 ngày liên tục trước khi xử lý để tăng hiệu quả điều trị.

    4. BỆNH GAN THẬN MỦ

    a. Các nhân gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý
    - Bệnh do khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, bệnh xuất hiện ở cá từ giai đoạn từ ngày thứ 14, bệnh thường đi kèm với nhiễm nấm và ký sinh trùng.
    - Khi bệnh, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ ở góc ao. Bên trong nội quan xuất hiện các đốm trắng nhỏ đường kính 1-3mm trên thận, lách và gan cá.

    Đốm trắng li ti xuất hiện trên thận trước của cá (bên trái), vi khuẩn E. Ictaluri (bên phải)

    b. Mùa vụ
    - Gan thận mủ ở cá tra xuất hiện hầu hết trong năm nhưng đặc biệt là mùa mưa và mùa lạnh, thời tiết giao mùa. 
    c. Quy trình điều trị

    d. Những lưu ý khi điều trị
    - Hạn chế thay nước.
    - Không sử dụng hóa chất gây sốc trong quá trình điều trị.
    - Có thể  dùng 1kg
    PRAQUANTEL new cho 15 tấn cá hoặc 100kg thức ăn, ăn 2 ngày liên tục trước khi xử lý để tăng hiệu quả điều trị.

    5. BỆNH XUẤT HUYẾT PHÙ ĐẦU, XUẤT HUYẾT NỘI

    a. Tác nhân gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý
    - Bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, khi bệnh cá thường kết hợp bội nhiễm nấm và ký sinh trùng.
    - Cá bơi bỏ ăn, mất phương hướng, bơi lờ đờ ở góc ao: 
    o Bên ngoài cá bị xuất huyết ở vây, hậu môn, lồi mắt.
    o Bên trong xuất huyết nội quan, chứa dịch vàng, bị nặng có thể gây lở loét, hoại tử cơ.

    b. Mùa vụ
    - Bệnh thường xuất hiện giai đoạn nước kiệt, mùa nắng nóng trong năm.
    c. Quy trình xử lý

    d. Lưu ý khi điều trị
    - Nên thay nước sạch trong suốt quá trình điều trị.
    - Sau khi cho ăn kháng sinh xong nên tăng mồi dần hạn chế tái nhiễm.
    - Có thể dùng 100g
    PRAQUANTEL new cho 1 tấn cá hoặc 10kg thức ăn, ăn 2 ngày liên tục trước khi xử lý để tăng hiệu quả điều trị.
    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy trình điều trị nấm nhớt trên cá rô

    Quy trình điều trị nấm nhớt trên cá rô

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    05/08/2022
    Quy trình ương nuôi cá trê

    Quy trình ương nuôi cá trê

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    01/08/2022
    Giải pháp nâng cao tỷ lệ sống giai đoạn đầu thả giống trên cá lóc
    18/11/2021
    Bệnh thối mang trên cá lóc

    Bệnh thối mang trên cá lóc

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV -
    17/11/2021
    Bệnh thối hầu - mủ đầu trên cá lóc

    Bệnh thối hầu - mủ đầu trên cá lóc

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    16/11/2021
    Quy trình xử lý “Gạo”  trong nuôi cá tra thương phẩm

    Quy trình xử lý “Gạo” trong nuôi cá tra thương phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    09/11/2021
    Bệnh xuất huyết - đầu đen trên cá trắm cỏ

    Bệnh xuất huyết - đầu đen trên cá trắm cỏ

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    04/11/2021
    Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

    Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    28/10/2021
    Tẩy trắng thịt, kháng sinh trong nuôi cá tra thương phẩm

    Tẩy trắng thịt, kháng sinh trong nuôi cá tra thương phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    21/10/2021
    Phòng Bệnh Vi Nấm Và Bệnh Hạch Trên Cá Chép

    Phòng Bệnh Vi Nấm Và Bệnh Hạch Trên Cá Chép

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    20/10/2021
    Kiểm Soát Tảo Trong Ao Nuôi Cá Sặc

    Kiểm Soát Tảo Trong Ao Nuôi Cá Sặc

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    23/09/2021
    Zalo
    Hotline