Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

logo
EN

Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới
Ngày đăng: 04/08/2021 6322 Lượt xem

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.

    Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra (cơ sở có nuôi giữ đàn cá tra bố mẹ), gần 3.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 0,9 tỷ cá tra giống (bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020); Đến hết năm 2020 đã thay thế 60.000 nghìn con cá tra bố mẹ chọn giống cho các cơ sở sản xuất cá giống.

    Hiện vùng ương giống cá tra tập trung với diện tích 184 ha (bao gồm 104 ha của Công ty Cổ phần Cá Tra Việt Úc và 80 ha công ty TNHH MTV Nuôi trồng Thủy sản Nam Việt Bình Phú) và các chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp có chất lượng cao và truy xuất được nguồn gốc đã xây dựng thành công. Hàng năm, chuỗi liên kết này đã sản xuất 12 tỷ cá tra bột và 1,2 tỷ cá tra giống có truy xuất nguồn gốc, cung cấp cho vùng ĐBSCL.

    Nhà nước cũng đang đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vùng ứng dụng công nghệ cao để sản xuất cá tra giống có chất lượng với diện tích 350ha (xã Mỹ Phú: 140ha; xã Bình Phú: 210ha), trong đó diện tích mặt nước sản xuất giống cá tra 240ha, năng lực sản xuất 900 triệu con cá tra giống (20-25con/kg) đưa vào nuôi thương phẩm.

    Đồng Tháp: Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Đồng Tháp, tính tới cuối tháng 6/2021, diện tích nuôi cá tra của tỉnh là 1.517,27 ha (trong đó diện tích năm 2020 chuyển sang là 1.072,9 ha), diện tích thu hoạch là 434,91 ha, sản lượng thu hoạch 181.198 tấn.

    An Giang: Tính tới cuối tháng 6/2021, diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh An Giang đạt 1.226ha, sản lượng xuất khẩu trên 113.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 273 triệu USD năm 2020. 

    Cần Thơ: Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ, cá tra là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của thành phố, trong tháng 7/2021 diện tích nuôi cá tra là 15 ha, diện tích thu hoạch 48 ha với sản lượng 15.772 tấn. Lũy kế tình tới tháng 7/2021, diện tích nuôi cá tra là 563 ha, bằng 98% so với cùng kỳ, đạt 76% so với kế hoạch năm, diện tích thu hoạch là 263 ha, sản lượng nuôi cá tra là 81.037 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 49% so với kế hoạch năm.

    Vĩnh Long: Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, tính tới giữa tháng 7/2021, diện tích cá tra thâm canh của tỉnh đạt gần 283ha, giảm 10,5%, sản lượng ước đạt trên 49.200 tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ.

    Nửa đầu năm 2021, giá nguyên liệu vật tư đã tăng 3-4 đợt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà máy chế biến cũng tăng từ 5-25%: găng tay, nhựa, bao bì, băng keo... giá thức ăn thủy sản cũng tăng từ 15-20%, chưa kể tiền lương người lao động, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần... cũng là những yếu tố cấu thành thúc đẩy giá trị cá tra XK tăng thêm. Tuy nhiên, với giá (FOB) XK trung bình cá tra phile đông lạnh ổn định mức 2,2 USD/kg thì cả người nuôi và DN đều gặp khó khăn.

    Quý 2/2021, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL ổn định ở mức từ 21.000 - 22.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mới đây khi dịch Covid-19 bùng phát nhanh ở Tp.Hồ Chí Minh và lan xuống ĐBSCL thì việc nuôi cá, vận chuyển nguyên liệu tới nhà máy, các nhà máy chế biến cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng theo chuỗi như hiệu ứng domino tới tất cả các mắt xích cá tra và giá nguyên liệu trong thời gian tới.

    Nguồn Vasep

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Zalo
    Hotline