Vì Sao HUFA Không Thể Thiếu Trong Khẩu Phần Tôm Sú

logo
EN

Vì Sao HUFA Không Thể Thiếu Trong Khẩu Phần Tôm Sú
Ngày đăng: 20/06/2025 231 Lượt xem

    VÌ SAO HUFA KHÔNG THỂ THIẾU TRONG KHẨU PHẦN TÔM SÚ?

    HUFA là gì?

    HUFA (viết tắt của Highly Unsaturated Fatty Acids – acid béo không no mạch dài) là nhóm dưỡng chất cực kỳ cần thiết trong khẩu phần của tôm sú.

    Sự cần thiết của HUFA đến sinh trưởng và phát triển của tôm sú

    HUFA, đặc biệt là EPA (Eicosapentaenoic acid) và DHA (Docosahexaenoic acid), là thành phần chính của màng tế bào, giúp tế bào tôm hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh, tăng tỷ lệ sống và chống chịu stress tốt hơn.

    HUFA giúp gan tụ lipid, tạo nguồn dự trữ năng lượng trong giai đoạn căng thẳng (như thay vỏ, thay đổi môi trường).

    Khi được bổ sung đủ HUFA (khoảng 0,5–1% trong khẩu phần), tôm sú có tỷ lệ sống cao hơn, tốc độ tăng trưởng vượt trội, sức đề kháng mạnh mẽ, giúp đạt hiệu quả nuôi cao nhất.

    HUFA giúp tôm tổng hợp astaxanthin, tạo màu vỏ tự nhiên sáng đẹp, tăng giá trị thương phẩm khi xuất bán.

     

    Biểu hiện bệnh lý và hiện tượng xấu khi tôm sú thiếu HUFA

    Hiện tượng

    Giải thích liên quan đến thiếu HUFA

     Mềm vỏ, xanh vỏ

    Thiếu HUFA dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoángtổng hợp sắc tố, làm tôm không tạo được vỏ chắc, vỏ xanh nhợt

     Chậm lớn, còi cọc

    Thiếu DHA/EPA gây rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng sinh trưởng tế bàohiệu suất sử dụng năng lượng

    Gan tụy yếu, teo gan

    HUFA tham gia hình thành lipid gan, thiếu HUFA làm rối loạn dự trữ năng lượng, dẫn đến gan tụy nhạt màu, teo nhỏ

     Suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm bệnh

    HUFA giúp điều hòa phản ứng viêm, tổng hợp eicosanoids, nếu thiếu sẽ làm tôm dễ nhiễm vi khuẩn, virus

    Tôm không đều size, tỷ lệ sống thấp

    Thiếu HUFA ảnh hưởng sự phát triển đồng đều, đặc biệt trong giai đoạn đầu (PL đến 30 ngày)

     

    Dấu hiệu tôm thiếu HUFA

    Cơ chế dinh dưỡng của HUFA trong phòng bệnh

    Lưu Ý: Tôm sú khó tự tổng hợp đủ HUFA:

    Khả năng tổng hợp HUFA của tôm sú còn hạn chế, nên bắt buộc phải bổ sung trực tiếp qua thức ăn để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, sinh sản và duy trì sức khỏe.

    OMEGA-D3 red - Giải pháp tổng hợp HUFA cho tôm

    Kết luận

    HUFA không thể thiếu trong khẩu phần tôm sú. Đầu tư vào nguồn thức ăn giàu HUFA chính là đầu tư vào sức khỏe, hiệu suất và lợi nhuận trong vụ nuôi!

    -----

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật, công ty cổ phần UV

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy Trình Phòng Và Trị Bệnh TPD và EMS Trên Tôm

    Quy Trình Phòng Và Trị Bệnh TPD và EMS Trên Tôm

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    18/04/2025
    Quy Trình Kiểm Soát TPD Của UV-Việt Nam

    Quy Trình Kiểm Soát TPD Của UV-Việt Nam

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    15/05/2024
    Quy trình phòng và xử lý nấm đồng tiền trên ao nuôi lót bạt
    10/08/2020
    Vi khuẩn có nói chuyện được với nhau?

    Vi khuẩn có nói chuyện được với nhau?

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    15/12/2023
    Ứng Dụng Vi Sinh Cho Ăn Trong Nuôi Tôm Ao Bạt Mật Độ Cao

    Ứng Dụng Vi Sinh Cho Ăn Trong Nuôi Tôm Ao Bạt Mật Độ Cao

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    26/05/2021
    Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Học Công Nghệ Cao - Hai Giai Đoạn

    Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Học Công Nghệ Cao - Hai Giai Đoạn

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    19/05/2021
    Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Ương Tôm

    Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Ương Tôm

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    11/03/2021
    Biện pháp phòng & trị bệnh Cong thân - Đục cơ trên Tôm Thẻ
    09/06/2020
    Bện pháp phòng và trị bệnh Đốm Đen trên Tôm Thẻ

    Bện pháp phòng và trị bệnh Đốm Đen trên Tôm Thẻ

    - Phòng Kỹ Thuật, Công Ty Cổ Phần UV
    04/06/2020
    Zalo
    Hotline