Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

logo
EN

Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD
Ngày đăng: 12/07/2021 5416 Lượt xem

    chế biến cá tra

    Năm tháng đầu năm, cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ đang trên đà phục hồi và đạt 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.

    Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.

    Cụ thể, xuất khẩu tôm trong tháng Sáu vừa qua đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm 2021 lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo đó, mặt hàng tôm chân trắng chiếm 76% đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23%; tôm sú chiếm 15%, đạt 257 triệu USD, giảm 10%; tôm biển các loại chiếm 9% đạt 154 triệu USD, giảm 16%.

    Những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm. Do vậy, xuất khẩu sang những nước này tăng trưởng tốt; trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đang có đà tăng trưởng mỗi tháng khoảng 45%, sang Nhật Bản tăng 17%, sang Hàn Quốc tăng 10%, Đức tăng 60%, sang Anh tăng 15%.

    Đáng chú ý, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại nhiều thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, tại Mỹ - thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới (chiếm 30% kim ngạch nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam), tôm Việt Nam chỉ chiếm 8,5% thị phần, đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.

    Tại Trung Quốc, tôm Ecuador và Ấn Độ cũng chiếm tỷ trọng cao tương đương khoảng 55% và 25% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của nước này. Năm 2021, nhập khẩu tôm từ 2 nước này và các nước châu Á khác vào Trung Quốc bị giảm do quy định kiểm tra gắt gao hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu. Do vậy, các nhà xuất khẩu tôm đều chuyển hướng tập trung vào thị trường Mỹ cho phân khúc tôm đông lạnh và có kế hoạch sản xuất tôm chế biến phục vụ thị trường EU và các thị trường khác.

    Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 150 triệu USD, sau khi tăng mạnh 39% trong tháng Năm trước đó. Lũy kế xuất khẩu nửa đầu năm 2021 đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ và những thị trường nhỏ đang hồi phục rất mạnh mẽ.

    Cụ thể, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang tăng khoảng 170%, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường Mexico, Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Nga đều đạt mức tăng trưởng 3 con số từ 100-450%. Mỗi thị trường hiện chiếm khoảng 2,5-4% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam và được dự đoán sẽ là những điểm đến tiềm năng cho cá tra Việt Nam, bù đắp sự sụt giảm tại Trung Quốc.

    Trong khi đó, theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục giảm khoảng 5-7% trong những tháng tới. Dù đang sụt giảm, nhưng Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 26% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Do vậy, những ách tắc do kiểm soát chặt hàng nhập khẩu thủy sản đông lạnh liên quan kiểm tra COVID-19 của thị trường này đang tác động đáng kể đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

    Cùng với tôm, cá tra, xuất khẩu hải sản cũng đang có nhiều tín hiệu lạc quan. Riêng trong tháng Sáu vừa qua, xuất khẩu hải sản tăng 21% đạt 312 triệu USD. Tính đến hết tháng Sáu, xuất khẩu các sản phẩm hải sản Việt Nam đã đạt 1,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Hải sản hiện chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm nay của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 364 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 15%, đạt 277 triệu USD, các loại cá khác đạt 847 triệu USD, tăng 13%.

    Trong vài tháng gần đây, thị trường Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Hiện Mỹ đang tiêu thụ tương đương 43% cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam.

    Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường Mỹ đã mở cửa trở lại, tất cả các phân khúc sản phẩm cá ngừ đều có cơ hội gia tăng thị phần tại đây. Bên cạnh đó, các thị trường khác dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng đều có những tín hiệu lạc quan bởi mức tăng trưởng rất cao, điển hình như xuất khẩu sang Italy tăng 122% trong 6 tháng đầu năm nay, sang Canada tăng 62%, sang Israel cũng tăng 37%.

    Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đang tăng tưởng rất tốt; trong đó, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 41% giá trị xuất khẩu. Thị trường này có xu hướng tăng trưởng 7-8%.

    Tiếp theo là thị trường Nhật Bản chiếm 20% giá trị xuất khẩu cũng đang có chiều hướng tốt. Riêng xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Italy đang tăng vọt 170% qua các tháng gần đây và tăng gần 70% trong nửa đầu năm 2021. Đó là những tín hiệu để xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn trong những tháng tiếp theo.

    Theo phân tích của Vasep, ngoại trừ việc thị trường Trung Quốc kiểm soát chặt hàng nhập khẩu liên quan kiểm tra COVID-19 làm ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu, kết quả xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trọng điểm và tiềm năng khác đều rất khả quan.

    Cùng với sự phục hồi ấn tượng từ hai thị trường lớn là Mỹ và EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng tận dụng rất tốt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có nhiều tiềm năng, thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Với đà tăng trưởng hiện nay, Vasep dự báo, xuất khẩu thủy sản cả năm 2021 có thể cán mốc 9 tỷ USD.

    Theo VietNamPlus

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline