Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

logo
EN

Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa
Ngày đăng: 01/03/2021 7839 Lượt xem

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.

    Lựa chọn mô hình

    Hiện nay, ở nước ta do hạn chế về đất đai, không có nhiều đồng cỏ lớn nên người nuôi có thể lựa chọn một trong những mô hình sau sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình:

    Chăn thả: Mô hình này bò sữa sẽ được tự do di chuyển ngoài đồng cỏ. Đồng cỏ phải đảm bảo được chất lượng, được thiết kế leo lô để chăn thả luân phiên. Mỗi khu bò sữa được định hình khoảng 50ha với 120 bò cái chia thành nhóm, mỗi nhóm bò khoảng 40 con. Tuy nhiên, mô hình này cần rất nhiều vốn đầu tư do đó thích hợp với các công ty, doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, kỹ thuật, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, thiết bị tiên tiến.

    Không chăn thả: Khi áp dụng mô hình này, bò sữa sẽ luôn được nhốt trong chuồng, thức ăn được mang đến tận nơi, thỉnh thoảng sẽ cho bò ra ngoài sân phơi tắm nắng vận động di chuyển. Mô hình này giúp quản lý, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc bò dễ dàng nhưng sẽ mất nhiều công cắt cỏ, vận chuyển hơn.

    Cột buộc tại chuồng nuôi: Với mô hình này, bò sẽ không thể tự do đi lại trong chuồng. Cùng đó, người nuôi cần đảm bảo vật liệu lót chuồng tốt mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt. Máng nước uống và thức ăn cần đặt gần bò sữa. Mô hình này sẽ khiến bò không thoải mái, rủi ro khi vắt sữa giữa hai bò đứng sát nhau, bò dễ bị lây nhiễm bệnh cho nhau.

    Tự do trong chuồng: Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì người nuôi nên xây dựng chuồng trại theo mô hình này. Vì bò có thể thoải mái đi lại trong chuồng, áp dụng được cho các trang trại lớn, số lượng bò sữa nhiều. Tuy nhiên, điểm bất lợi ở đây chính là mức chi phí đầu tư xây dựng chuồng cao, bò có thể húc ủi va chạm lẫn nhau…

    Địa điểm

    Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Cách xa đường giao thông, khu dân cư, công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác, xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.

    Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi.

    Khu nuôi bò khai thác sữa, khu vắt sữa, bò cạn sữa, bò đực, bò và bê theo mẹ ở đầu hướng gió; Khu nuôi cách ly và khu xử lý chất thải ở cuối hướng gió.

    Thiết kế

    Tùy theo điều kiện đất đai, có thể chọn hướng chuồng quay về hướng nam hoặc hướng đông nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt. Chuồng xây cao ráo, thoát nước tốt, không ẩm ướt, đảm bảo dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 4m).   

    Yếu tố quan trọng nhất của chuồng bò sữa là nền chuồng. Nên để nền chuồng có độ dốc vừa phải, khoảng 2 - 3% để thuận tiện cho việc thoát nước, dọn dẹp vệ sinh.

    Mái chuồng cao, không có các bức tường ngăn để làm tăng thông thoáng và nền chuồng mau khô ráo. Mái chuồng nên được lợp bằng một lớp lá dừa dày hoặc tranh với độ cao vừa đủ sẽ tạo một môi trường lý tưởng cho bò sữa. Tuy nhiên, cũng tùy theo quy mô có thể sử dụng ngói hoặc tôn lạnh (tôn cách nhiệt) để là mái chuồng, miễn sao thông thoáng tốt và hiệu quả cao.

    Mái chuồng cần cao, thông thoáng

    Có rãnh thoát nước thải, mặt đáy của rãnh thoát nước cũng phải có độ dốc là 1%, trên rãnh được phủ các tấm đan có những kẽ hở đủ để nước bẩn, nước tiểu thoát xuống rãnh. Có bể lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải ở cuối trại, cuối hướng gió, phía ngoài hàng rào, cách xa khu chăn nuôi tối thiểu 20m.

    Nên bố trí hố sát trùng ở cổng ra vào của các khu chuồng trại và đầu mỗi dãy chuồng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố khử trùng.Khu vực xuất bán sữa và bò ở vành đai của trại, có lối đi riêng để xe chuyên chở sữa và bò không gây ô nhiễm.

    Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân.

    Trong trại cần trồng cây xanh để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.

    Khu nuôi cách ly bò sữa ốm phải bố trí cách biệt, có hàng rào ngăn cách.

    Cần có sân vận động cho bò đi lại, giúp cơ bắp khỏe, dễ sinh đẻ, tiếp xúc với không khí trong lành, tắm nắng phòng bệnh về xương, da, hô hấp… Trường hợp không có bãi chăn thả ít nhất hãy tạo khu vực rộng rãi cho bò ra ngoài cột hoặc tự do đi lại dưới gốc cây, bóng mát mỗi buổi sáng 1 - 2 giờ.      

    Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 - 6m2. Nên bố trí hệ thống làm mát (quạt) cho bò sữa.

    Dụng cụ

    Máng ăn, uống phải bằng xi măng, nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim, không chứa chì, asen. Máng ăn cần được xây nông, không cần ngăn ô nước uống riêng cho từng con, góc xây hơi tròn để dễ vệ sinh, thay rửa máng.

    Silo chứa thức ăn bằng nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, asen.

    Dụng cụ hót phân bằng kim loại hoặc nhựa. Thùng chứa phân phải bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, có nắp đậy và không bị rò rỉ. Dụng cụ được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

    Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách tham quan. Bảo hộ lao động được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

    Đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm thông thoáng đặt ở hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn lót cho bò con, bò mang thai bằng nhựa hay xi măng, bề mặt không quá trơn, gồ ghề.

    Công trình phụ

    Xây dựng kho chứa thức ăn tinh và rơm.

    Xây dựng nơi vắt sữa riêng biệt, luôn khô ráo và sạch sẽ, có bảng ghi chép theo dõi và quản lý đàn. Nền chuồng được láng xi măng bằng cát mịn, sau đó lu để có độ nhám giúp bò không bị trượt ngã.

    Có nơi chế biến thức ăn tinh, băm chặt thức ăn thô riêng.

    Xây dựng hố chứa nước thải từ chuồng bò, chuồng vắt sữa, nhà chứa phân, xây dựng nuôi nhốt riêng nếu bò bị bệnh.

    Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: Kho chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành chính.

    Theo Nguyễn An - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline