Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

logo
EN

Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa
Ngày đăng: 01/03/2021 7851 Lượt xem

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.

    Lựa chọn mô hình

    Hiện nay, ở nước ta do hạn chế về đất đai, không có nhiều đồng cỏ lớn nên người nuôi có thể lựa chọn một trong những mô hình sau sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình:

    Chăn thả: Mô hình này bò sữa sẽ được tự do di chuyển ngoài đồng cỏ. Đồng cỏ phải đảm bảo được chất lượng, được thiết kế leo lô để chăn thả luân phiên. Mỗi khu bò sữa được định hình khoảng 50ha với 120 bò cái chia thành nhóm, mỗi nhóm bò khoảng 40 con. Tuy nhiên, mô hình này cần rất nhiều vốn đầu tư do đó thích hợp với các công ty, doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, kỹ thuật, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, thiết bị tiên tiến.

    Không chăn thả: Khi áp dụng mô hình này, bò sữa sẽ luôn được nhốt trong chuồng, thức ăn được mang đến tận nơi, thỉnh thoảng sẽ cho bò ra ngoài sân phơi tắm nắng vận động di chuyển. Mô hình này giúp quản lý, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc bò dễ dàng nhưng sẽ mất nhiều công cắt cỏ, vận chuyển hơn.

    Cột buộc tại chuồng nuôi: Với mô hình này, bò sẽ không thể tự do đi lại trong chuồng. Cùng đó, người nuôi cần đảm bảo vật liệu lót chuồng tốt mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt. Máng nước uống và thức ăn cần đặt gần bò sữa. Mô hình này sẽ khiến bò không thoải mái, rủi ro khi vắt sữa giữa hai bò đứng sát nhau, bò dễ bị lây nhiễm bệnh cho nhau.

    Tự do trong chuồng: Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì người nuôi nên xây dựng chuồng trại theo mô hình này. Vì bò có thể thoải mái đi lại trong chuồng, áp dụng được cho các trang trại lớn, số lượng bò sữa nhiều. Tuy nhiên, điểm bất lợi ở đây chính là mức chi phí đầu tư xây dựng chuồng cao, bò có thể húc ủi va chạm lẫn nhau…

    Địa điểm

    Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Cách xa đường giao thông, khu dân cư, công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác, xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.

    Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi.

    Khu nuôi bò khai thác sữa, khu vắt sữa, bò cạn sữa, bò đực, bò và bê theo mẹ ở đầu hướng gió; Khu nuôi cách ly và khu xử lý chất thải ở cuối hướng gió.

    Thiết kế

    Tùy theo điều kiện đất đai, có thể chọn hướng chuồng quay về hướng nam hoặc hướng đông nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt. Chuồng xây cao ráo, thoát nước tốt, không ẩm ướt, đảm bảo dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 4m).   

    Yếu tố quan trọng nhất của chuồng bò sữa là nền chuồng. Nên để nền chuồng có độ dốc vừa phải, khoảng 2 - 3% để thuận tiện cho việc thoát nước, dọn dẹp vệ sinh.

    Mái chuồng cao, không có các bức tường ngăn để làm tăng thông thoáng và nền chuồng mau khô ráo. Mái chuồng nên được lợp bằng một lớp lá dừa dày hoặc tranh với độ cao vừa đủ sẽ tạo một môi trường lý tưởng cho bò sữa. Tuy nhiên, cũng tùy theo quy mô có thể sử dụng ngói hoặc tôn lạnh (tôn cách nhiệt) để là mái chuồng, miễn sao thông thoáng tốt và hiệu quả cao.

    Mái chuồng cần cao, thông thoáng

    Có rãnh thoát nước thải, mặt đáy của rãnh thoát nước cũng phải có độ dốc là 1%, trên rãnh được phủ các tấm đan có những kẽ hở đủ để nước bẩn, nước tiểu thoát xuống rãnh. Có bể lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải ở cuối trại, cuối hướng gió, phía ngoài hàng rào, cách xa khu chăn nuôi tối thiểu 20m.

    Nên bố trí hố sát trùng ở cổng ra vào của các khu chuồng trại và đầu mỗi dãy chuồng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố khử trùng.Khu vực xuất bán sữa và bò ở vành đai của trại, có lối đi riêng để xe chuyên chở sữa và bò không gây ô nhiễm.

    Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân.

    Trong trại cần trồng cây xanh để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.

    Khu nuôi cách ly bò sữa ốm phải bố trí cách biệt, có hàng rào ngăn cách.

    Cần có sân vận động cho bò đi lại, giúp cơ bắp khỏe, dễ sinh đẻ, tiếp xúc với không khí trong lành, tắm nắng phòng bệnh về xương, da, hô hấp… Trường hợp không có bãi chăn thả ít nhất hãy tạo khu vực rộng rãi cho bò ra ngoài cột hoặc tự do đi lại dưới gốc cây, bóng mát mỗi buổi sáng 1 - 2 giờ.      

    Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 - 6m2. Nên bố trí hệ thống làm mát (quạt) cho bò sữa.

    Dụng cụ

    Máng ăn, uống phải bằng xi măng, nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim, không chứa chì, asen. Máng ăn cần được xây nông, không cần ngăn ô nước uống riêng cho từng con, góc xây hơi tròn để dễ vệ sinh, thay rửa máng.

    Silo chứa thức ăn bằng nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, asen.

    Dụng cụ hót phân bằng kim loại hoặc nhựa. Thùng chứa phân phải bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, có nắp đậy và không bị rò rỉ. Dụng cụ được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

    Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách tham quan. Bảo hộ lao động được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

    Đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm thông thoáng đặt ở hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn lót cho bò con, bò mang thai bằng nhựa hay xi măng, bề mặt không quá trơn, gồ ghề.

    Công trình phụ

    Xây dựng kho chứa thức ăn tinh và rơm.

    Xây dựng nơi vắt sữa riêng biệt, luôn khô ráo và sạch sẽ, có bảng ghi chép theo dõi và quản lý đàn. Nền chuồng được láng xi măng bằng cát mịn, sau đó lu để có độ nhám giúp bò không bị trượt ngã.

    Có nơi chế biến thức ăn tinh, băm chặt thức ăn thô riêng.

    Xây dựng hố chứa nước thải từ chuồng bò, chuồng vắt sữa, nhà chứa phân, xây dựng nuôi nhốt riêng nếu bò bị bệnh.

    Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: Kho chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành chính.

    Theo Nguyễn An - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Vi bào tử trùng có thể là yếu tố để tôm thẻ chân trắng nhạy cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
    25/06/2020
    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn và kéo dài sẽ gây nên hàng loạt sự biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Bài viết sẽ trình bày tóm tắt những thay đổi trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý khi nuôi tôm trong mùa mưa.
    24/06/2020
    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Ngoài khát nước ngọt, khát nguồn cung, khát giá bán, khát thị trường … nghề cá hiện nay còn đang khát nguồn nhân lực chuyên môn. Nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển có kinh tế trọng yếu là ngành thủy sản.
    24/06/2020
    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Tiến sĩ Gunanti Mahasri là giảng viên Khoa Thủy sản và Hàng hải tại Universitas Airlangga. Đã nghiên cứu về một phương pháp mới giúp nông dân nâng cao năng suất nuôi tôm mà đảm bảo an toàn thực phẩm cho những người tiêu thụ.
    24/06/2020
    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Diphyllobothrium, Henneguya salminicola, Henneguya salminicola, thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora, Posthodiplostomum minimum (White Grub), Clinostomum (Yellow Grub)… đây là những ký sinh trùng bào nan nguy hiểm nhất thế giới.
    22/06/2020
    Tôm sạch

    Tôm sạch

    Tôm sạch hiểu là không chứa tạp chất; không mầm vi sinh có hại sức khỏe người tiêu dùng; không bị ngâm nước quá lâu, độ ẩm tăng cao; không tồn lưu các chất cấm sử dụng hoặc không quá ngưỡng những chất cho sử dụng hạn chế…
    22/06/2020
    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Cá rô phi/diêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, diện tích nuôi và mật độ thả nuôi ngày càng tăng, điều đó kéo theo nhiều nguy cơ bùng phát bệnh liên quan đến công tác quản lý môi trường nuôi cũng như các bệnh liên quan đến stress của cá do mật độ thả nuôi dày.
    22/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020
    Dễ như nuôi gà sao

    Dễ như nuôi gà sao

    Theo những nông dân tại miền Tây, gà sao có nguồn gốc từ gà rừng, có sức đề kháng mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại ĐBSCL, đầu ra luôn ổn định.
    19/06/2020

    13/05/2020
    Zalo
    Hotline